[Trekking] Khám phá hang động bên trong thác K50 (Hang Én) || Exploring K50 Waterfall VietNam

Описание к видео [Trekking] Khám phá hang động bên trong thác K50 (Hang Én) || Exploring K50 Waterfall VietNam

Thác K50 (hay thác 50, thác Hang Én) nằm giữa rừng già thuộc Khu bảo tồn Kon Chư Răng – một khu rừng nguyên sinh trải trên đất của 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngọn thác tuyệt đẹp này nằm ở nơi giáp ranh giữa Gia Lai và Bình Định, nên cũng có 2 đường có thể đến thác: từ Bình Định và từ Gia Lai.

Để đến được thác K50 bằng hướng Bình Định, bạn phải tìm vào đến thôn An Toàn, huyện An Lão, Bình Định, sau đó thuê dân địa phương tại đây dẫn đường xuyên rừng lên thác.

Chuyến đi lần này, chúng tôi đến thác bằng hướng Gia Lai. Từ Quy Nhơn chạy xe máy theo QL19 đến thị xã An Khê rồi đến thị trấn K’Bang, huyện K’Bang, Gia Lai, sau đó chạy vào đường Trường Sơn Đông - bên sườn Đông dãy Trường Sơn. Trên đường Trường Sơn Đông, đoạn gần thị trấn Sơn Lang, có một sân bay dã chiến chính là một đoạn đường trên đỉnh một ngọn đồi, được mở rộng mênh mông, dài khoảng hơn 3km, đủ để đáp cả máy bay dân dụng cỡ lớn – đây chính là điểm đặc biệt nhất của con đường Trường Sơn Đông. Vượt khoảng hơn 50km đường Trường Sơn Đông thì đến lỗi rẽ vào trạm kiểm lâm Kon Chư Răng, đường xuyên rừng nên cực vắng, biển chỉ đường vào trạm kiểm lâm đặt rất lớn bên đường, không thể không thấy. Đi thác bằng hướng Gia Lai, bắt buộc phải có kiểm lâm dẫn đường.

Sau khi tập kết tại trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, kiểm tra quân số và ký tên đầy đủ vào bảng danh sách đoàn theo yêu cầu bên phía Kiểm lâm và Khu bảo tồn, tất cả hăm hở lên đường chính thức chinh phục thác 50.

Từ trụ sở Khu bảo tồn đến thác 50, phải vượt qua chặng đường khoảng 14km đường rừng bằng xe máy đến một địa điểm có tên là Trại Bò, sau đó phải để xe máy lại đây và leo bộ khoảng 4km xuyên rừng già, vượt dốc cao mới tới đích.

Chặng đường 14km bằng xe máy ban đầu bác trưởng đoàn chỉ bảo là “hơi khó đi, tay lái cứng là đi tốt”, đến thực tế mới biết nó là con đường đất xuyên rừng, có dốc và trơn trượt do đất ẩm ướt và lá mục đổ dày. Có nhiều đoạn, “đường” là cả bãi sình lầy dài vài chục mét do nước ngầm, nước mưa đọng lại. Đây thực sự là một cuộc chiến vất vả với các tay lái. Mới mấy chục mét đầu tiên, hầu như những người ngồi sau đều phải xuống – nhẹ thì đi bộ, nặng thì lo đẩy xe giúp người lái. Chỉ có mấy người kiểm lâm dẫn đường có vẻ đã quá quen với con đường này, nên vẫn chở theo 1 người phía sau chạy phăm phăm. Đường có những đoạn vừa dốc vừa trơn đến độ, xe đổ là chuyện quá bình thường, nhưng dựng lên cũng khó, cứ dựng lên nó lại đổ xuống vì trơn, vì chính người dựng cũng bị trơn mà đứng không vững.

Vừa rời Trại Bò, chúng tôi phải lội qua con suối khá rộng mà mùa nước lớn nó sẽ là một con sông sâu và chảy xiết. Dịp 30/4 này thì nước chỉ cao ngang đầu gối nên mọi người dễ dàng vượt qua.

Thử thách thực sự và là điểm khác biệt với mọi hành trình chinh phục núi – thác khác đến ngay sau đó: đầm lầy. Nó thực sự là một đầm lầy giống như trong phim ảnh thường thấy, trông rất bình thường như một vạt cỏ ẩm ướt, nhưng chỉ sơ sẩy bước chân vào là “ủm” một phát lún xuống ngang bụng và ... từ từ lún tiếp. Những người kiểm lâm đã tạo ra một “con đường” vượt đầm lầy bằng cách thả những thân gỗ để làm chỗ đặt chân. Tuy vậy để đi trên “con đường” này không hề dễ, vì những thân cây gỗ dài làm “đường” cũng bị lún chìm hẳn dưới mặt đầm, khi bước đi phải dò dẫm bàn chân dưới bùn lầy và như đi trên cầu khỉ miền Tây. Kết quả là khi vượt đầm lầy, có đến 4-5 người bị thụt đầm, phải một người trước, một người phía sau từ từ lôi lên, người phủ đầy bùn.


Vừa rời Trại Bò, chúng tôi phải lội qua con suối khá rộng mà mùa nước lớn nó sẽ là một con sông sâu và chảy xiết. Dịp 30/4 này thì nước chỉ cao ngang đầu gối nên mọi người dễ dàng vượt qua.

Thử thách thực sự và là điểm khác biệt với mọi hành trình chinh phục núi – thác khác đến ngay sau đó: đầm lầy. Nó thực sự là một đầm lầy giống như trong phim ảnh thường thấy, trông rất bình thường như một vạt cỏ ẩm ướt, nhưng chỉ sơ sẩy bước chân vào là “ủm” một phát lún xuống ngang bụng và ... từ từ lún tiếp. Những người kiểm lâm đã tạo ra một “con đường” vượt đầm lầy bằng cách thả những thân gỗ để làm chỗ đặt chân. Tuy vậy để đi trên “con đường” này không hề dễ, vì những thân cây gỗ dài làm “đường” cũng bị lún chìm hẳn dưới mặt đầm, khi bước đi phải dò dẫm bàn chân dưới bùn lầy và như đi trên cầu khỉ miền Tây. Kết quả là khi vượt đầm lầy, có đến 4-5 người bị thụt đầm, phải một người trước, một người phía sau từ từ lôi lên, người phủ đầy bùn.
D

Комментарии

Информация по комментариям в разработке