Quốc ca Pháp 🇫🇷–Bài ca Marseille "La Marseilles" |Hymne de France.

Описание к видео Quốc ca Pháp 🇫🇷–Bài ca Marseille "La Marseilles" |Hymne de France.

Quốc Ca Cộng hòa Pháp.
La Marseillaise được Claude Joseph Rouget de Lisle, một người lính 31 tuổi đồng thời là một nghệ sĩ vĩ cầm không chuyên, sáng tác hồi năm 1792. Đêm 25/4 năm đó, Rouget de Lisle đang ở Strasbourg, trong tâm trạng lo ngại Áo sẽ mang quân sang dập tắt cuộc Cách mạng Pháp và khôi phục toàn bộ quyền lực của Vua Louis XVI.

Thị trưởng Strasbourg thời bấy giờ đã tuyệt vọng muốn tìm điều gì đó tạo cảm hứng chiến đấu cho người dân thành phố. Sau khi biết Rouget de Lisle có tài làm thơ và viết nhạc, ông đã khẩn nài người lính trẻ này phải sáng tác một tác phẩm nào đó, có khả năng nâng cao tinh thần của mọi người.

Trở về trong trạng thái nửa say nửa tỉnh sau cuộc gặp với Thị trưởng Strasbourg, Rouget de Lisle lập tức lao vào sáng tác và sau vài tiếng đã cho ra đời La Marseillaise.

Ông có "thuổng" phần nhạc từ một ca khúc ăn khách thời ấy và lấy nửa phần lời từ các khẩu hiệu cổ động được viết đầy lên các bức tường ở thành phố khi ấy. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng tác phẩm ông tạo ra chứa đầy tinh thần phản kháng, đã truyền cảm hứng cho bất kỳ ai nghe nó.
Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant De Guerre De L'armée Du Rhein (Hành khúc quân sông Rhein), ám chỉ rằng lính Pháp sẽ ra trận tại khu vực sông Rhein và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi đất nước.

Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Rouget de Lisle đã cất tiếng hát và mọi người xúc động. Sau đó, bài hát được phổ biến nhanh chóng khắp nước Pháp.

Ngày 30/7/1792, đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris. Vì thế, công chúng Paris gọi ca khúc này là La Marseillaise (Bài ca của người Marseille).
La Marseillaise đã truyền cảm hứng cho người dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước này. Một tướng Pháp từng tuyên bố, La Marseillaise có giá trị bằng 1.000 người lính tham gia một cuộc chiến. Còn một nhà thơ Đức thì viết La Marseillaise có “trách nhiệm” trong cái chết của 50.000 người lính quê hương ông.

Tại Thế chiến I và Thế chiến II, La Marseillaise được hát liên tục ở Pháp, với nỗ lực truyền cảm hứng cho người dân.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке