Cách đo sáng tối ưu nhất

Описание к видео Cách đo sáng tối ưu nhất

Trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay thường có nhiều chế độ đo sáng khác nhau, số lượng cách thức và tên gọi lại hơi khác nhau còn tùy thuộc vào thương hiệu máy ảnh nhưng về cơ bản, các chế độ đo sáng (Metering Mode) thường sẽ dựa trên việc đo đạc ở những khu vực nhiều ít khác nhau trong khuôn hình. Ví dụ trên máy ảnh Fujifilm X-T3 sẽ có 4 cách thức gồm đo sáng điểm (Spot) sẽ đo khoảng 2% ở giữa khung hình, đo sáng trung tâm (Center Weighted) sẽ đo toàn bộ khung hình nhưng ưu tiên hơn cho khu vực ở trung tâm, đo sáng đa điểm (Multi) sẽ đo độ phơi sáng dựa trên việc phân tích bố cục, màu sắc và phân bố độ sáng, và đo sáng trung bình (Average) sẽ đo toàn bộ khung hình và tính trung bình. Nhiều bạn hỏi nên sử dụng chế độ đo sáng nào thì tôi luôn trả lời là đo sáng bằng chế độ nào cũng không quan trọng vì mỗi chế độ đo sáng chỉ phù hợp nhất với một số tình huống nhất định, nhưng ngay cả chọn chế độ phù hợp với tình huống nhất thì vẫn không tối ưu. Có 3 lý do cho tôi cho là không tối ưu vì (1) là tiêu chí đánh giá và cách thức đo ánh sáng của máy ảnh hoàn toàn khác cách nhìn của mắt chúng ta, (2) máy sẽ không biết là chúng ta đang ưu tiên chủ thể nào, khu vực nào trên khuôn hình nếu dải tương phản động của khuôn hình quá lớn so với dải tương phản động của cảm biến máy ảnh, và (3) nếu thế thì chỉ những người biết hậu kỳ mới biết chính xác ánh sáng thế nào sẽ tối ưu khi hậu kỳ và có kết quả tốt nhất. Các chế độ đo sáng của máy ảnh đối với tôi chỉ mang tính chất tham khảo và tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách đo sáng tối ưu nhất.

CÁCH MÁY ẢNH ĐO SÁNG
Trên các máy ảnh kỹ thuật số, ánh sáng khuôn hình đi qua ống kính tới cảm biến sẽ được ghi nhận dưới dạng các sắc độ xám để bộ vi xử lý tính toán việc đo sáng. Độ xám trung tính (Middle Grey) hay (18% grey) sẽ là căn cứ tiêu chuẩn mà máy ảnh sẽ cho là “đủ sáng” để vi xử lý tính toán và gợi ý cho người dùng thông qua thước đo sáng trên máy ảnh. Đó là một màu xám nằm ở giữa thang đo sắc độ xám 11 mức độ (Zone system) từ 0 là màu đen tuyền tới 10 là màu trắng tinh khiết do nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng Ansel Adam giới thiệu từ cuối những năm 1930 và được sử dụng tới tận ngày nay dù là máy ảnh chụp film đen trắng ngày xưa hay máy ảnh màu kỹ thuật số ngày nay.

HISTOGRAM CÓ GIÚP ÍCH?
Máy ảnh có một công cụ nữa để hỗ trợ cho người dùng tham khảo trong quá trình đo sáng là biểu đồ phân bố ánh sáng. Histogram về cơ bản là biểu đồ biểu thị giá trị độ sáng của các pixel trong khuôn hình và chia thành 5 vùng. Cạnh bên trái của biểu đồ biểu diễn các giá trị độ sáng bằng 0 tức là màu đen thuần khiết và cạnh bên phải biểu diễn các giá trị độ sáng bằng 255 tức là màu trắng tinh khôi. Phần tiếp theo của cạnh trái thể hiện các độ sáng của vùng tối shadow, phần ở giữa sẽ thể hiện độ sáng trung bình midtone và phần còn lại thể hiện độ sáng của vùng sáng highlight. 5 vùng gồm black, shadow, midtone, highlight và white chính là 5 thanh trượt cùng tên cơ bản nhất trong các phần mềm biên tập ảnh, trừ vùng midtone sẽ được biểu diễn với thanh trượt Exposure.

CÁCH ĐỂ ĐO SÁNG TỐI ƯU NHẤT
Trước tiên chúng ta cần phải lưu ở định dạng Raw – loại định dạng thô của máy ảnh được mã hóa với những thuật toán tối ưu để có khả năng ghi lại nhiều dữ liệu nhất có thể, đặc biệt ở những vùng đen trắng, vùng tối shadow và vùng sáng highlight. Thông thường, máy ảnh ghi lại được thông tin hình ảnh ở vùng tối tốt hơn hình ảnh ở những vùng sáng. Khả năng mở rộng này lại tùy thuộc vào thuật toán mã hóa của từng thương hiệu máy ảnh khác nhau.
Do đó, trong trường hợp dải tương phản động của cảnh không lớn hơn quá nhiều so với khả năng của cảm biến, tôi sẽ chụp chỉ 1 tấm nhưng tối ưu nhất của dải tương phản động của cảnh với vùng cháy sáng được kiểm soát trong phạm vi 2/3 stop.
Trong trường hợp nhận thấy việc chênh sáng quá lớn đối với chủ đề phong cảnh hoặc các chủ thể tĩnh, tôi thường sử dụng chế độ chụp Bracketing (một số máy dùng khái niệm tương tự là HDR) để chụp nhiều tấm với nhiều mức độ phơi sáng khác nhau, sau đó sẽ sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp ghép nhiều tấm này thành 1 tấm ảnh duy nhất có dải tương phản động được mở rộng hơn.
Trong nhiếp ảnh phong cảnh tức là chủ thể tĩnh còn có 1 cách chụp cũng rất phổ biến là sử dụng filter GND (Graduated Neutral Density) – là loại filter sẽ có 1 nửa tối hơn nửa còn lại để giảm sáng cho vùng sáng thường là vùng trời nhằm giảm dải tương phản động của cảnh.

Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét!
   • Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét  
Hiểu "Dynamic Range" để chụp ảnh đẹp hơn!
   • Hiểu "Dynamic Range" để chụp ảnh đẹp ...  
Cách chụp ảnh chân dung ngược sáng ngoại cảnh đẹp!
   • Cách chụp ảnh chân dung ngược sáng ng...  

0:00 Giới thiệu chung
1:31 Giới thiệu kênh
1:48 Cách máy ảnh đo sáng
3:45 Histogram có giúp ích?
6:21 Cách đo sáng tối ưu nhất

#photography #technical #fujifilm #metering #basicphotography

Комментарии

Информация по комментариям в разработке