Khô khớp gối | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn | tìm hiểu nguyên nhân khô khớp gối
Ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc xương khớp bị yếu đi, trong đó có khô khớp khối. Khô khớp gối là triệu chứng thường gặp nhất, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày như đi lại, chạy nhảy,... nếu không điều trị và khắc phục sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng.
1. Khô khớp gối là gì?Ai có nguy cơ cao bị khô khớp gối?
Khô khớp gối là tình trạng khớp tiết ra ít hoặc thậm chí không tiết ra chất nhờn để bôi trơn khớp khiến khi vận động co, duỗi khớp để đi, đứng, ngồi, leo cầu thang,... gây đau, khó khăn. Mỗi khi hoạt động, khớp phát ra tiếng lục cục, kèm theo đó là đau nhức chân, nặng hơn thì đôi khi thấy mất cảm giác.
Những người có nguy cơ cao bị khô khớp gối:
• Người già (từ 60 tuổi trở lên) dễ bị thoái hóa xương khớp.
• Dân văn phòng ít vận động, ngồi cả ngày
• Người lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng, tạo áp lực lên khớp gối dẫn tới mòn sụn khớp, dẫn tới hiện tượng khô khớp gối
• Người thừa cân, béo phì tạo lực lớn lên chân dễ gây tổn thương khớp gối
• Người từng bị chấn thương khiến tổn thương sụn khớp làm bề mặt bị mất độ trơn nhẵn, mỏng, dễ bị nứt vỡ, mất độ đàn hồi. Dần dần, theo thời gian, phần sụn sẽ dần bị khô, các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau gây đau nhức.
• Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn uống thiếu chất cần thiết bổ sung cho xương như canxi, sắt, magie, kali... khiến xương yếu, dễ bị tổn thương.
2. Bị khô khớp gối có nguy hiểm không?
Khô khớp gối khiến ảnh hưởng tới sinh hoạt, khó khăn, đau nhức xương khi vận động. Nếu không điều trị sớm, khô khớp gối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
• Teo cơ, biến dạng khớp: Chân có dấu hiệu bị cong vẹo, đi đứng khập khiễng do đau, dễ bị ngã.
• Liệt khớp gối: Liệt khớp gối là biến chứng nghiêm trọng nhất của khô khớp gối gây ra. Sau 1 thời gian bị khô khớp gối không được điều trị sẽ khiến đầu gối dần trở nên cứng và khó vận động, cuối cùng dẫn tới bị liệt đến suốt đời, rất khó chữa trị.
Thậm chí chúng còn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây chứng đau thắt lưng kinh niên, nhức mỏi toàn thân dai dẳng cho người bệnh.
3. Khô khớp gối phải làm sao?
Để tránh tình trạng khô khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị. Một số phương pháp chẩn đoán khô khớp gối hiện nay là kiểm tra thể chất, đánh giá hình ảnh khớp bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp tập các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng đầu gối và khả năng vận động tổng thể của cả cơ thể. Nếu có chỉ định cần phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chườm lạnh vào khớp gối để giảm sưng, nếu sưng ít nên chườm nóng. Bổ sung dưỡng chất cho khớp gối bằng cách dùng glucosamine sulfate tinh thể, dùng NSAIDs để giảm đau.
3.1 Các thực phẩm cần tránh khi bị khô khớp gối
Để tránh tình trạng nặng hơn cũng như nắm rõ về vấn đề khô khớp gối và cách điều trị, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách lựa chọn những thực phẩm giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tái tạo sụn, tăng chất nhờn cho khớp và có 1 chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học. Uống nhiều nước để tạo môi trường ẩm, giúp bôi trơn và tăng đàn hồi cho khớp.
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa để kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tăng cân, vì sẽ gây áp lực cho đầu gối. Hạn chế dùng các chất kích thích (bia, rượu,...), hút thuốc lá và ăn những thực phẩm đóng gói sẵn, vì trong chúng chứa hàm lượng muối cao, tình trạng viêm khớp thêm trầm trọng hơn.
3.2 Các thực phẩm tốt cho xương tránh bị khô khớp gối
Các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích... giàu axit béo Omega 3 và vitamin D. Dưỡng chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm khô khớp hiệu quả. Nên ăn cá ít nhất 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
/ @aophatviet456
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #khokhopgoi #dieutrikhokhop
Информация по комментариям в разработке