OFFICE CARE: Bài 3: Dùng Ý dẫn Khí Vận hành Nhâm Đốc: GĐ1

Описание к видео OFFICE CARE: Bài 3: Dùng Ý dẫn Khí Vận hành Nhâm Đốc: GĐ1

http://vietdao.net/office-care-bai-3-...

Bài 3: Dùng Ý dẫn Khí Vận hành Nhâm Đốc hai Kinh mạch lớn nhất của cơ thể: Dẫn Khí
Phương pháp tập Dưỡng khí công Nhất Nam - Các kết quả đạt được khi tập - Những điều cần chú ý
Đây là một trong số các bài luyện nội công của môn phái, có yếu quyết đơn giản, dễ tập, có thể thu được kết quả nhanh chóng sau một quá trình luyện tập liên tục từ 5 – 10 tháng. Yêu cầu căn bản của bài tập này là tập đúng yếu quyết, kiên trì tự mình phải thắng được sức ỳ của chính mình.
Hiệu quả của việc tập nội công là dưỡng khí, bổ tâm, làm cho cơ thể có khả năng dễ dàng thích ứng với mọi môi trường, vận động cơ bắp dễ dàng, trí não sáng suốt, sức bền, độ mạnh, tính nhanh nhẹn và phản xạ được nâng cao. Đặc biệt tập “Dưỡng tâm gia pháp” khi thành đạt, cho phép người luyện chủ động thư giãn được trong mọi hoàn cảnh, tự mình có khả năng phục hồi sức khỏe nhanh nhất và ngược lại cũng rất dễ dàng bắt cơ thể làm việc ở mọi hoàn cảnh: Đột ngột, nặng nề hoặc đơn điệu, nhàm chán,…
Việc tập “nội” không thể ngay một lúc nhận thấy hết được hiệu quả lớn lao của nó, cũng như mốc kết thúc thời gian. Người tập 1 năm có kết quả 1 năm, tập 5 năm, 10 năm có kết quả 5 năm, 10 năm. Nhưng chắc chắn khi đã có được một vài phát hiện, nhận thấy những tiềm năng ẩn tàng trong đó sẽ không mấy ai lại bỏ cuộc. Bài tập “Dưỡng tâm gia pháp” có 8 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1:
1.1. Hít vào: Ở tư thế “Nhập định ngồi”, từ từ hít sâu hơi qua lỗ mũi, tưởng tượng dòng khí đó đi qua u mày, đỉnh đầu, gáy rồi đi dọc sống lưng vào hậu môn tụ ở “đan điền” (vùng bụng dưới rốn 2,5 cm). Lúc này nén khối khí đó lại ở “đan điền” và uốn lưỡi vồng lên, phần dưới phía đầu lưỡi tỳ vào hàm trên (lúc này chức năng của lưỡi như một chiếc van đậy kín cuống họng).
1.2. Thở ra: Khi cơ thể thực sự có nhu cầu thở ra thì từ từ dồn khối khí đó qua rốn, vùng ức, cổ rồi ép tụ ở vùng cuống họng cho đến khi tự nó đủ mạnh đẩy bật lưỡi về vị trí ban đầu (khối hơi thoát ra khỏi miệng tạo nên tiếng kêu gon “bục”).
1.3. Chú ý: Khi thở ra bụng phải hóp vào, càng lõm càng tốt. Tuần tự thực hiện các chu trình hít vào, thở ra đúng như trên từ 30 – 60 phút, ta được một buổi tập “Dưỡng tâm gia pháp”.
1.4. Kết quả đạt được: Sau một quá trình vài tháng, hoặc hơn một năm, ngày nào cũng tập hai lần: sáng khi vừa ngủ dạy và tối trước khi đi ngủ. Tập ở nơi thoáng gió, yên tĩnh và tập lúc tinh thần thư thái, tập trung tư tưởng thì chúng ta sẽ thu được những kết quả cụ thể sau:
- Bụng nóng, mỗi lần vận khí có tiếng sôi òng ọc trong bụng (do cơ hoành bị đẩy lên khi thở ra hóp bụng vào và ép xuống khi hít vào phổi phình lên gấp 2,5 lần bình thường – 5 lít không khí – bụng phình lên. Lúc đó nội tạng, gan ruột bị nén kêu òng ọc).
- Gan bàn chân, bàn tay nóng.
- Đỉnh đầu ấm.
- Có thể người rung lắc, xoay đảo, chân tay múa may, là do các đường kinh lạc trong cơ thể lâu ngày bị ứ trệ, nay dùng ý dẫn khí làm cho khí huyết lưu thông, các hệ thống thần kinh này sẽ tự điều khiển cơ bắp chuyển động để lưu thông khí huyết.
- Đạt được như thế, cơ thể bắt đầu thấy sảng khoái sau một buổi tập, ăn lúc nào cũng thấy ngon, ngủ lúc nào cũng sâu, khí huyết lưu thông. Các bệnh tật trong người bắt đầu thuyên giảm. Lúc đó mới chuyển sang giai đoạn 2.
• Nhập định ngồi: là tư thế " tĩnh tọa " vận công luyện khí - một hình thức điều hoà hơi thở , thư giãn cơ bắp, hồi phục sự căng thẳng các cơ quan nội tạng và các chức năng vận động một cách hợp lý nhanh nhất do các võ sư, y sư trước kia tổng kết, tinh chế sáng tạo nên.
Yêu cầu căn bản của tư thế này là diện tiếp chạm của chân với mặt bằng ( nơi ngồi ) phải lớn nhất, trục lưng thẳng, đầu hơi cúi ( cằm hơi đưa vào trong , hơi kéo lên phía trên, cần dùng ý không dụng lực, cơ thể thả lỏng ), bụng thả lỏng, hậu môn hơi co lên, thế ngồi thoải mái, mắt nhắm " hờ " tinh thần phải thư thái, lưỡi cong lên đầu lưỡi đặt nhẹ lên nóc họng ( từ chân răng kéo vào khoảng hơn 1cm ).

Комментарии

Информация по комментариям в разработке