Những Lời Dạy Cuối Cùng của đức Phật trước khi nhập đại bát niết bàn ( Có phụ đề )

Описание к видео Những Lời Dạy Cuối Cùng của đức Phật trước khi nhập đại bát niết bàn ( Có phụ đề )

Trước khi nhập Ðại Bát Niết Bàn đức Phật đã ân cần dạy bảo ông Ananda những điều cần thiết trên đây. Vậy chúng ta cứ theo lời dạy này mà tu tập, không nương vào một người nào cả.

Theo lời dạy trên đây, chúng ta tu hành theo Phật giáo thì không nên nương tựa vào bất cứ một vị Phật nào, một vị Tổ Sư nào, mà hãy nương tựa vào chính mình, lấy mình làm ngọn đèn soi sáng cho chính mình đi, không nương tựa vào một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương vào một pháp gì khác.

Vậy Chánh pháp ở đây là pháp nào? Ðối với những lời dạy trong kinh sách Nguyên Thủy thì Chánh pháp của Phật là Tứ Niệm Xứ. Cho nên, chúng ta nhận xét những lời dạy trong kinh sách phát triển sau này đều không phải là Chánh pháp, vì những pháp của họ không phải là pháp môn Tứ Niệm Xứ. Không phải pháp môn Tứ Niệm Xứ là không phải Phật thuyết mà do các Tổ sau này biên soạn viết ra. Ðó là một loại pháp môn cầu tha lực của ngoại đạo, được cải cách theo thời đại cho thích hợp với sự mê tín của những người dân còn lạc hậu, của những người dân trình độ kiến thức từ các bộ lạc xa xưa đến ngày nay.

Khi biên soạn ra những bộ kinh sách phát triển này, các Tổ Sư khéo đặt cho giáo pháp của mình một cái tên thật là vĩ đại PHẬT GIÁO ÐẠI THỪA, còn Thiền Tông lại đặt cho giáo pháp của mình một cái tên thật là kinh khủng PHẬT GIÁO TỐI THƯỢNG THỪA. Tên pháp thì rất hay nhưng tu tập pháp thì chẳng có gì lợi ích thiết thực, cụ thể, chỉ toàn sống trong ảo tưởng, mơ mộng.

Ðoạn kinh trên có một cụm từ khiến cho các bạn nên lưu ý. Ðó là:

“dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp nào khác?”.

Khi nói đến Chánh pháp thì Ðại thừa cũng gọi pháp môn của mình là Chánh Pháp.

Vậy chúng ta muốn biết Chánh pháp như thế nào đúng và như thế nào sai đây?

Kính thưa các bạn! Chánh pháp ở đây là một pháp duy nhất để đưa dắt con người đi đến cứu cánh hoàn toàn giải thoát, mà đức Phật khi còn sống Ngài đã xác định rõ ràng để các bạn không còn lầm lạc với tà pháp mà các nhà Ðại Thừa khéo lồng vào giáo pháp của đức Phật.

Giáo pháp của Ðại Thừa gồm có: Nào là tụng niệm, cúng bái, cầu siêu, cầu an; nào là niệm Phật Di Ðà cầu vãng sanh Cực Lạc; nào là niệm chú, bắt ấn hô phong hoán vũ; nào là ngồi thiền kiến tánh thành Phật; nào lạy hồng danh sám hối để tiêu trừ tai ách; nào Sổ Tức Quán; nào là Lục Diệu Pháp Môn; nào là Tham Công Án, Tham Thoại Ðầu; nào là tu Nhĩ Căn Viên Thông; nào là biết vọng liền buông; nào là chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền v.v... Những pháp môn của Ðại Thừa trên đây cũng làm chúng ta tối mắt, không biết chọn lựa pháp nào là Chánh pháp. Ðứng trong rừng pháp môn của Ðại Thừa chúng ta mù mịt, không biết đâu là pháp môn chân chánh, vì pháp môn nào Ðại Thừa cũng gọi là đệ nhất pháp.

Bây giờ, các bạn hãy nghe Chánh pháp của đức Phật, Ngài đã dạy cho chúng ta trước giờ phút diệt độ tức là lời di chúc cuối cùng của Ngài:

“Này Ananda, ở đời, vị Tỳ kheo đối với thân quán thân, tinh tấn tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ…; đối với tâm…; đối với các pháp, quán pháp tinh tấn tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác”.

●Đường Link Tu Tập Bát Chánh Đạo

Chánh Kiến
   • Chánh Kiến ( Trích SÁCH NÓI  Đường...  

Chánh Tư Duy
   • Chánh Tư Duy Trích ( SÁCH NÓI Đườn...  

Chánh Ngữ
   • Chánh Ngữ ( Trích Đường Về Xứ Phậ...  

Chánh Nghiệp Và Chánh Mạng
   • Chánh Nghiệp Và Chánh Mạng ( Trích Đ...  

Chánh Tin Tấn
   • Chánh Tinh Tấn trích (Đường Về Xứ ...  

Chánh niệm
   • Chánh Niệm trích ( Đường Về Xứ Ph...  

Chánh Định
   • Lớp Thứ 8 Chánh Định ( ĐƯỜNG VỀ XỨ...  

Комментарии

Информация по комментариям в разработке