#148

Описание к видео #148

Những triệu chứng này có thể do thoái hoá cột sống cổ. Đây là những triệu chứng thường xảy ra nhất với nhiều người, đặc biệt là với người lớn tuổi.

Chúng ta có 7 xương đốt sống cổ, đánh dấu từ C1 đến C7 (C là viết tắt của Cervical Spine). Giữa các xương cổ này là các đĩa đệm (có chất mềm gel) có tác dụng giảm shock và hấp lực.

Xương cổ và cổ là một trong những bộ phận quan trọng nhất cơ thể do phải chịu nhiều cử động và áp lực từ đầu đồng thời là nơi chứa nhiều dây thần kinh quan trọng ảnh hưởng toàn bộ chi trên (tay, vai, và bàn tay).

Cổ chúng ta sẽ khó linh hoạt nếu như chúng ta không có các đĩa đệm vì các đĩa này tạo ra những khoảng không gian linh hoạt, cho phép chúng ta xoay cổ theo nhiều hướng khác nhau. Theo thời gian, các đĩa đệm này "khô" đi, bớt nước và gen, dần dần "xẹp" xuống (điểm này giải thích vì sao một số bệnh nhân thoái hóa xương cổ hay lưng bị "lùn khi lớn tuổi"). Sụn bọc giữa các đốt sống cũng mòn đi theo thời gian làm khoảng giữa các đốt sống (nơi dây thần kinh thường đi ra ngoài) nhỏ lại.

Nếu một phần đĩa bị ép giữa hai xương lệch ra ngoài, ép lên dây thần kinh, dẫn đến "gai" cột sống cổ hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm (hình minh hoạ). Tùy vào vị trí dây thần kinh bị ép mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau như đau cổ, cứng cổ, tê cổ, cho đến đau tê cổ tay hay bàn tay. Trong vài trường hợp, khối u ung thư cũng có thể ép lên dây thần kinh ở các vị trí này, gây ra triệu chứng giống như thoát vị đĩa đệm.

Các nghiên cứu cho thấy đau cổ hay các triệu chứng liên quan thoái hoá cột sống cổ thường bắt đầu xảy ra ở tuổi 40 và tăng dần theo tuổi (1) và đốt C7 (đốt cuối) thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đa số các triệu chứng của thoái hoá cột sống cổ không phải do "gai cột sống", mà do khoảng giữa các đốt sống hẹp đi (spondylosis), khiến lỗ dây thần kinh (neuroforamen) bị hẹp (2).

Xem video để hiểu chi tiết hơn:
Chẩn đoán bệnh thoái hoá cột sống không dễ và hình ảnh thường không giúp ích nhiều.
Chữa trị kết hợp dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, và những cách khác
Khi nào nên cần mổ?
Sau khi chữa đau xong, bệnh nhân nên tiếp tục thể dục hay tập luyện để giữ cột sống cổ khỏe mạnh

Link trong bài:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/arti...
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2...
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/arti...
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/arti...
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1...
---
» Thông tin về Dr Wynn Tran: https://www.drwynntran.com/
» Fanpage:
Sức khỏe:   / drwynntran  
Wynn Medical Center:   / wynnmedcenter  
» Nếu có thắc mắc về sức khỏe, quý vị vui lòng email về [email protected] để được giải đáp
---
Sách "Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ" của Dr Wynn Tran tại Việt Nam.
Fahasa:http://bit.ly/tukientrucsuthanhbacsi-fhs

Комментарии

Информация по комментариям в разработке