Anh Bằng I - Dòng nhạc thời chinh chiến phần 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 112

Описание к видео Anh Bằng I - Dòng nhạc thời chinh chiến phần 1 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 112

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

1-Huynh đệ chi binh Viết cho – AVT
2-Cuối mùa mưa – Trang Mỹ Dung
3-Nó – Phương Dung
4-Tâm sự của em – Thanh Tuyền
5-Ngọn đèn đêm – Thiên Trang
6-Khi mình xa nhau – Hoàng Oanh
7-Nếu vắng anh – Thanh Lan
8-Nửa đêm biên giới – Chế Linh
9-Căn nhà ngoại ô – Trường Hải
10-Nước mắt mẹ tôi – Anh Dũng
11-Ngoại ô buồn – Tuấn Vũ
12-Em là mùa xuân – Hương Lan

*************
Trong khoảng thời gian hai mươi năm, từ 1955 đến 1975, khó ai có thể so kịp với nhạc sĩ Anh Bằng về số lượng sáng tác cũng như mức độ phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng.
Trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1975, Anh Bằng và Lê Dinh, Minh Kỳ cùng hợp tác thành lập nhóm sáng tác Lê Minh Bằng, với tên của ba người họp lại.
Từ lúc còn nhỏ, Anh Bằng đã nuôi ý định trở thành linh mục. Tuy ước mộng không được toại nguyện, nhưng cũng nhờ đó, trong thời gian tu học, vì sớm chứng tỏ có một năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, ông được hướng dẫn, dạy dỗ về âm nhạc từ hai vị linh mục ngoại quốc.
Nhạc sĩ Anh Bằng bước vào con đường sáng tác sau khi vào sống tại Sài Gòn. "Nỗi lòng người đi" là sáng tác đầu tay của ông. Nhạc khúc này cùng với "Giấc mơ hồi hương" của Vũ Thành, "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội" của Phạm Đình Chương, đã trở thành các ca khúc nổi tiếng của những người phải từ biệt Hà Nội, ôm ấp trong lòng một nỗi nhớ thương ray rứt khôn nguôi...
"Nỗi lòng người đi" là một sáng tác với nhịp điệu tha thiết, u hoài. Lời nhạc giản dị, trong sáng, không cầu kỳ nhưng đem đến cho người nghe rất nhiều xúc động:
Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại vùng đất phù sa Tân Bồi, Thần Phù, làng Ðiền Hộ - Thanh Hóa.  
Năm 1935 ông xa gia đình để theo học tại tiểu chủng viện Ba Làng, huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. 
Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. 
Từ năm 1957 , Anh Bằng phục vụ quân đội trong ngành Công Binh, lúc ấy cô con gái của ông tức ca sĩ Thy Vân mới vừa ra đời. Sau đó ông được chuyển về tiểu đoàn “Chiến Tranh Tâm Lý”.
Anh Bằng thích sống đời nghệ sĩ tự do, và phát triển trong lãnh vực sản xuất âm nhạc, phát thanh.
Ông sáng tác rất mạnh, và đồng thời lập nhiều cơ sở thương mại phát triển trong lãnh vực âm nhạc như trung tâm "Làng Văn". 
Năm 1962, Anh Bằng được giải ngũ, ông và gia đình sinh sống tại Bà Chiểu. Trong thời gian này, ông sáng tác rất mạnh và hoạt động trong các chương trình truyền thanh .
Trong những năm chiến tranh ngày càng lan rộng, giòng nhạc Anh Bằng đã đem đến cho những người lính chiến, cũng như người thân yêu của họ bao niềm an ủi, mến thương. Tuy là một nhạc sĩ tài hoa, Anh Bằng lại có một cuộc sống khép kín. Ông không thích bị giới truyền thông, báo chí tìm hiểu, phỏng vấn.
Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, ông có thể phổ bất cứ loại thơ nào. Ngay cả với những cảm hứng đến từ văn xuôi, như cốt truyện "Tắt Lửa Lòng" của Nguyễn Công Hoan, cũng được ông đưa vào sáng tác ca khúc "Chuyện tình Lan và Điệp".
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Anh Bằng rời Sài Gòn từ Tân Sơn Nhất trên một chuyến bay với vài người con. Nhưng vợ và một vài người con khác vẫn còn kẹt lại Việt Nam.
Ông đến trại tị nạn và được một phi công của hãng hàng không Alaska bảo trợ qua tiểu bang Connecticut. Sau đó ông dọn về Enumclaw, ngoại ô Seattle, tiểu bang Washington.
Khoảng năm 1984, Anh Bằng bắt đầu lại sự nghiệp kinh doanh trong ngành âm nhạc với một người cháu là Trần Thăng. Hai người hợp tác thành lập trung tâm Dạ Lan.
Anh Bằng đã cống hiến suốt cả đời để phục vụ cho nghệ thuật, nhất là trong lãnh vực âm nhạc. Ông để lại trên dưới 650 tác phẩm mà trong đó có khoảng 200 ca khúc phổ nhạc. Với lý tưởng của một người nghệ sĩ hết lòng với giới thưởng ngoạn, ông đã tâm sự :
“Tôi không muốn tác phẩm bị cô đơn, lẻ loi trong âm nhạc, không muốn bài hát mình nghĩ là hay, mà chỉ dành riêng cho vài người hay để chỉ một giới người thích và hiểu được, mà đã sáng tác là phải đụng tới một khối lớn đa số quần chúng yêu thích”.
Anh Bằng quả là một trong những nhạc sĩ đứng hàng đầu cả về phẩm và lượng, đã cống hiến cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một số lượng sáng tác rất phong phú, đáp ứng được những thị hiếu của biết bao tầng lớp quần chúng trong xã hội Việt Nam ngày trước, cũng như của những người Việt lưu vong tại hải ngoại sau này. Nhạc sĩ Anh Bằng đã qua đời năm 2015 tại tiểu bang California Hoa Kỳ, vì chứng ung thư gan.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке