“. Đạo Phật được du nhập vào nước ta song hành cùng các đạo khác đến nay đã trên 2000 năm lịch sử , Phật giáo truyền thụ tư tưởng từ bi hỉ xả tới tất cả mọi tầng lớp con dân nước Việt , đạo Phật cũng
gắn liền với vận mệnh thăng trầm của dân tộc ta , hưng thịnh nhất là hai triều đại Lý - Trần được suy tôn là Quốc đạo Việt Nam
Ngày nay Phật giáo đề cao tư tưởng ĐẠO PHÁP - DÂN TỘC - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI , hành pháp phụng sự quốc gia dân tộc và nhân dân , đạo Phật gắn liền với làng quê là ngôi chùa văng vẳng tiếng chuông mỗi buổi chiều tà , tiếng chuông chùa thức tỉnh nhân tâm , hướng chúng sinh quy hồi theo những giá trị tốt đẹp CHÂN - THIỆN - MỸ nơi cửa thiền
Xã Đông Các huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
trước năm 1900 có tên là xã Đông Động thuộc tổng Đông Động huyện Thanh Quan phủ Thái Ninh tỉnh Thái Bình . Xã Đông Động hay còn gọi Làng Đống , làng Đống có 3 thôn Đông , Nam Quán và Xuân Đài
Thôn Đông từ xa xưa đã có ngôi chùa Đông Minh cổ kính bên gốc cây thị già vài trăm tuổi . chùa Đông Minh có diện tích 8 sào 6 thước và 5,5 mẫu ruộng hương hoả
Ngôi chùa cổ Đông Minh đã gắn bó tình cảm với biết bao thế hệ con dân xã Đông Động nói chung và thôn Đông nói riêng , tiếc rằng do thời thế biến thiên , một bộ phận chức trách đã nhận thức lệch lạc về tôn giáo , tín ngưỡng , văn hoá truyền thống nên các ngôi đình ,chùa , đền , miếu là di sản của bao thế hệ Ông Cha để lại đã bị huỷ hoại , trong đó có ngôi chùa Đông Minh làng Đống bị triệt hạ vào những năm 1960 - 1970 của thế kỷ 20 trong phong trào “ cách mạng văn hoá " nhằm mục đích phá huỷ chùa lấy vật liệu và đất đai chuyển đổi mục đích khác . Ngôi chùa Đông Minh cổ kính đã bị triệt tiêu từ đó , hiện chỉ còn lại cây thị cổ và ngôi miếu Âm hồn thờ vong chúng sinh , cô hồn
Sau một thời gian dài tự do tôn giáo tín ngưỡng bị " gián đoạn , đứt gãy " , đến giai đoạn 1985 - 1986 mô hình Hợp Tác Xã sản xuất tập trung đã bị phá sản , các công trình phúc lợi công cộng như nhà kho , nhà xưởng , trại chăn nuôi bị hoá giải phân tán thanh lý hoặc giao cho cá nhân quản lý thành của riêng
Năm Canh Ngọ 1990 , nhân dân hai thôn Đông Các và Nam Hải đã tập hợp lại tranh đấu để thu hồi lại miếu làng và đã cùng nhau đóng góp công của trùng tu Miếu Thành Hoàng ( cách địa điểm chùa cổ 200 mét ) để làm chùa thờ Phật thờ Mẫu thờ thần Thành hoàng .
Miếu cổ nguyên là miếu thờ thần Cao Sơn Hiển Ứng Đại Vương , thần họ Cao danh Hiển tự Văn Trường thuỵ hiệu Trung Trinh , ngài là vị nhân
thần đã phù trợ vua Lê Tương Dực lấy lại ngôi báu ,
Ngài đã được triều đình tôn làm thần Nam trấn
Thăng Long và có trát lục cho các địa phương phụng thờ , trong đó có tổng Đông Động nơi địa đầu phía tây bắc huyện Thanh Lan . Thần đã được triều Lê trung hưng , Tây sơn và Triều Nguyễn ban cấp 15 đạo sắc phong từ năm 1642 đến năm 1924
Miếu thần Cao Sơn là Thành hoàng bảo hộ tổng Đông Động nói chung và làng Đống nói riêng , trong cuộc "cách mạng văn hoá " , ngôi miếu cổ cũng đã bị biến thành nhà xưởng của tổ sản xuất thêu thùa , đất đai liền kề cũng bị phân lô bán nền cho dân làm thổ cư với diện tích tương đối lớn !
Năm 1998 Nghị quyết TW 5 khoá Vlll Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “ Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc “ , từ đây đạo Phật cùng cac tín ngưỡng văn hoá khác đã được nhìn nhận tích cực hơn tạo điều kiện cho các cơ sở thiền tự
phát triển theo tinh thần Tốt Đời Đẹp Đạo , Đạo pháp - Dân tộc - CHủ Nghĩa Xã hội
Kể từ khi tái phục hưng Miếu Thành hoàng làm
Chùa từ năm Canh ngọ 1990 đến nay là năm 2023
đã 33 năm , do miếu cổ trải qua 400- 500 năm sử dụng , đã qua rất nhiều lần trùng tu tôn tạo , đến nay đã bị phong hoá hủ hoại , các cấu kiện kiến trúc rệu rã không thể sử dụng được lâu dài hơn nữa , nguy cơ sụp đổ đã cận kề . Trước tình trạng nguy cấp đó Ban hộ tự Đông Minh đã họp bàn xin ý kiến nhân dân hạ giải công trình Miếu - Chùa để kiến tạo lại toàn bộ khuôn viên bằng toà Đại Hùng Bảo Điện có tổng diện tích mặt sàn là 230 mét vuông . Toà Đại hùng được thiết kế với lối kiến trúc thuần Việt để tiếp tục thờ Phật thờ Mẫu và thờ Thành hoàng theo tinh thần " Tam giáo đồng nguyên " . ..”
Toà Đại Hùng chùa Đông Minh đã được khởi công động thổ ngày 6 -10-2023 , sau một tháng thi công đúng tiến độ , ngày 13 -11-2023 nhằm ngày 1-10 năm Quý mão công trình đã được long trọng tổ chức lễ thượng lương đặt nóc ..”
( Trích nội dung : Lịch sử chùa Đông Minh , Chương 3 )
Đại lễ cắt băng khánh thành được long trọng tổ chức trong 2 ngày 27 và 28 tháng 11 năm 2024, nhằm hai ngày 27 , 28 tháng 10 năm Giáp thìn
Информация по комментариям в разработке