Quẻ 17. Trạch Lôi Tùy - Tùy Thời Hành Động (Áp dụng vào Thời đại)

Описание к видео Quẻ 17. Trạch Lôi Tùy - Tùy Thời Hành Động (Áp dụng vào Thời đại)

Quẻ Trạch Lôi Tùy
Quẻ Tùy là một trong 12 quẻ Dịch bàn về chữ Thời. Vì thế nơi quẻ Tùy, ta hãy duyệt lại vấn đề chữ Thời, vấn đề thời gian trong Kinh Dịch, cũng như trong cuộc đời. Có thể nói được rằng thời gian sinh ra là do sự biến dịch, chuyển dịch của vạn hữu.
Quẻ Tùy với hai chữ: Thời gian.
- Trước tiên, tinh cầu và địa cầu chuyển dịch trên vòm trời, tạo nên tháng năm và tuần tiết: đó là Thời gian thiên văn.
- Các tế bào trong người ta sinh sinh, hóa hóa, lúc thịnh, lúc suy, lúc tụ, lúc tán, cũng tạo nên một thứ thời gian: đó là Thời gian tuổi tác.
- Tâm hồn ta chuyển dịch, biến thiên, vui vui, buồn buồn, lúc thì bừng sáng như bình minh, lúc thì ảm đạm như bóng tối. Sự chuyển dịch ấy cũng tạo nên một thứ thời gian: đó là Thời gian tâm lý.Thời gian đó co giãn không chừng, vì nếu vui thì: ngày vui ngắn chẳng tầy gang. Nếu mà buồn bã, hoặc nhớ Nhung, hay mong đợi, khắc khoải thì một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu.
- Tâm tư, chí hướng, dân tình của mỗi dân, mỗi nước cũng biến thiên, tạo nên một thứ thời gian mới, là Thời gian lịch sử. Thời gian như là động cơ, mà không gian như là môi trường chuyển dịch. Thời gian, không gian cũng có thể nói chung là hoàn cảnh, mà tâm hồn ta sẽ băng qua trên lộ trình đi tìm chân lý, hay nói cách khác, trên lộ trình thực hiện con người chân thực của ta.
Quẻ Tùy với hai chữ: Tùy thời.
Bây giờ, ta trở về quẻ Tùy để giảng rộng 2 chữ Tùy thời. Như trên đã nói, thời gian chỉ là những giai đoạn, những công cụ, những điều kiện cần thiết để chúng ta đào luyện xác thân, trí não, tâm thần, để con người chúng ta trở nên hoàn hảo, toàn chân, toàn mỹ. Như vậy, ta cần phải xác định mục tiêu, và chí hướng của ta, sau đó phải biết quyền biến, tùy thời, xử thế, tùy nghi tiến thoái, để thực hiện mục tiêu ấy.
Quẻ Tùy áp dụng vào nghệ thuật trị dân
Xã hội chẳng qua chỉ là một tập thể của con người. Cái tập thể ấy, không nên dùng những luật pháp vô nhân, những biện pháp hà khắc để cai trị. Trái lại, phải tổ chức sao cho mọi người đều nhận định ra được thiên chân, thiên lý, nhận định ra rằng mỗi người sinh ra, kẻ nhanh, người chậm, đều cốt là tạo cho mình một đời sống lý tưởng, gồm đủ Chân, Thiện, Mỹ.
Phương châm thứ nhất: Phải lấy Chân, Thiện, Mỹ, làm mục tiêu để vươn lên, phải lấy sự công chính làm cùng đích để đạt tới, rồi ra cuộc đời của mọi người cũng được hanh thông, cũng được lợi ích thật sự.
Tùy thời dẫu sao cũng vô cùng quan trọng, vì nhờ thời gian và hoàn cảnh, với tất cả sự thách đố cam go của chúng, mà cốt cách của mỗi người, theo đà thời gian, dần dà sẽ được minh định bằng tầm hiểu biết, bằng cái yêu, cái ghét, cái thích thú đặc biệt của mỗi người; niềm tin tưởng, chí hướng, và sự quyết tâm thực hiện chí hướng ấy của mỗi người.
Như vậy, nhà vua cai trị dân không phải bằng ý riêng mình, mà chính là bằng ý Trời. Đem luật Trời hằng cửu mà ban cho dân, đem lý tưởng toàn thiện mà làm mục tiêu để cùng nhau tiến tới. Được như vậy là Tùy Thiên, Thuận Thiên.
Phương châm thứ hai: Bậc lãnh đạo dân là phải biết tùy theo ý muốn của toàn dân, vì dân đã muốn tức là Trời muốn, dân đã muốn tức là Trời sẽ theo, nhẽ nào nhà lãnh đạo dân đi ngược lại. Đó cũng là chủ trương của Đại Học. Đại Học viết: Vui sướng thay bậc quân tử, cha mẹ dân, dân ưa thích điều gì, nhà cầm quyền cũng ưa thích theo; dân chán ghét điều gì, nhà cầm quyền cũng chán ghét theo, vì biết thuận theo dân tâm, đó mới gọi là cha mẹ dân vậy.
Mà ước muốn của dân thật là giản dị, làm sao có được một đời sống bình an, sung túc, đầm ấm, thuận hòa, không bị quấy nhiễu, bóc lột, tóm lại sống một cuộc đời đáng sống, không phải thở than, phải xót xa, phải cay đắng, cơ cực. Trị dân mà thuận lòng dân như vậy, thì bất kỳ đề xướng chuyện gì dân cũng vui theo, vì họ biết đó là vì họ, vì quyền lợi của con cháu họ sau này.
Phương châm thứ ba: Trị dân phải biết bắt chước Trời mà hành sự, lúc cần động thì động, cần tĩnh thì tĩnh, không bắt dân làm gì trái thời tiết, để cho dân luôn sống hòa mình cùng đại khối vũ trụ.
Trị dân phải có phương châm cao cả, là luôn luôn theo lẽ chính, theo chính đạo, theo lý tưởng. Trị dân mà treo gương chính nghĩa, tùy thuận nhân tâm, thì còn gì hay hơn.
Người trị dân có hai con đường thuận nhân tâm. Một là theo bầy bọn tiểu nhân, theo thị dục, thị hiếu của chúng, thì sẽ mất lòng những người quang minh, chính đại, những người hiền lương. Hai là theo đường lối người quân tử, như vậy sẽ mất lòng tiểu nhân. Không thể nào được lòng cả đôi bên được.
Theo người, muốn sẽ được mà, Ở ăn chính đáng, mới là lợi lâu. Tượng rằng: Giữ lấy trượng phu, Rắp lòng bỏ kẻ hạ ngu đã đành.
Còn như thuận theo ước vọng của những người hiền lương, công chính, thì những kẻ gian tà sẽ lánh mặt xa. Theo được đường lối này, phải cho Cương quyết, bền gan, sau sẽ hay, sẽ lợi, vì có thể cảm hóa được những bọn tiểu nhân, tà ngụy.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке