Những bí mật về tốc độ màn trập

Описание к видео Những bí mật về tốc độ màn trập

HIỆU ỨNG TỐC ĐỘ MÀN TRẬP
Về cơ bản, chúng ta có thể chia dải tốc độ màn trập thành 4 nhóm chính gồm tốc độ rất cao 1/hàng nghìn giây, tốc độ cao 1/hàng trăm giây, tốc độ thấp 1/hàng chục giây và tốc độ rất thấp từ ½ giây cho tới hàng phút. Khi chủ thể hoặc khung hình có đối tượng chuyển động, chúng ta cần nghĩ tới chế độ chụp ưu tiên tốc độ và đặt tốc độ màn trập phù hợp để đạt được 1 trong 4 hiệu ứng tốc độ màn trập mà chúng ta muốn chụp.
Hiệu ứng đóng băng chủ thể chuyển động: Tùy thuộc vào tốc độ chuyển động của chủ thể và tiêu cự ống kính được sử dụng cũng như khoảng cách tới chủ thể có thể quyết định tốc độ màn trập tối thiểu đóng băng được chuyển động đó. Chuyển động càng nhanh, tiêu cự càng dài và khoảng cách càng gần sẽ cần tốc độ màn trập càng cao và ngược lại. Các chủ thể chuyển động chậm hơn cần tốc độ cao 1/hàng trăm giây như các môn thể thao có tốc độ vừa phải, sinh hoạt đời thường, trên đường phố, biểu diễn ca múa nhạc hoặc sân khấu, di chuyển của mặt Trăng, di chuyển hoặc dao động của người mẫu và các chủ đề khác.
Hiệu ứng làm mờ nhòe chuyển động có chủ ý: Trong một số tình huống, chúng ta có thể cần mô tả một số chuyển động, thường sẽ chỉ 1 phần trong ảnh hoặc 1 phần của chủ thể dao động ở dạng nhòe để truyền đạt ý tưởng mà chúng ta muốn đề cập trong dải tốc độ màn trập thấp 1/hàng chục giây.
Hiệu ứng hòa trộn các chuyển động hay phơi sáng dài: Có 2 chủ thể chính của hiệu ứng này là các chuyển động của dòng nước hoặc mặt nước để làm mềm mại dòng chảy từ thác nước, làm phẳng mặt hồ, mặt sông, mặt biển; và ghi nhận lại các ánh sáng chuyển động từ dòng xe cộ chuyển động trên đường vào buổi tối để tạo ra các hiệu ứng dòng sông ánh sáng. Các chuyển động của nước càng nhanh càng mạnh thì chúng ta cần tốc độ màn trập càng chậm để có thể làm phẳng hoặc làm mềm mại.
Hiệu ứng đảo ngược chuyển động: Chủ thể chuyển động trở thành đứng im và ngược lại các chủ thể đứng im bị mờ nhòe có phương hướng tạo ra những bức ảnh có chuyển động chỉ có thể có trong nhiếp ảnh thông qua kỹ thuật lia máy. Tốc độ di chuyển của chủ thể càng chậm thì ngoài việc cần lia máy chậm hơn để luôn bám sát được chủ thể thì cũng cần tốc độ màn trập cũng chậm hơn như 1/60”-1/30” để đủ thời gian làm mờ nhòe được hậu cảnh.

CẤU TẠO MÀN TRẬP MÁY ẢNH
Trong nhiếp ảnh, ánh sáng sau khi đi qua lỗ khẩu trên ống kính sẽ tiếp tục được kiểm soát qua màn trập trên thân máy ảnh trước khi đi tới được cảm biến của máy ảnh. Lỗ khẩu trong ống kính là một bộ phận cơ khí được xếp bởi các lá khẩu tạo ra một lỗ có hình tương đối tròn và chúng ta sẽ kiểm soát lượng ánh sáng vào nhiều hay ít bằng cách điều chỉnh khẩu độ mở lớn hay nhỏ và cũng đồng thời tạo ra hiệu ứng về độ sâu trường ảnh nông hay sâu. Màn trập trên máy ảnh cũng là một bộ phận cơ khí được đóng mở bởi 2 chiếc màn hình chữ nhật nằm cạnh nhau để che đi hoặc mở ra cho ánh sáng tiếp xúc với cảm biến. Trước khi chụp ảnh, tấm màn thứ nhất nằm phía trước được đóng lại và tấm màn thứ 2 nằm phía sau được mở. Có 2 kiểu hoạt động đồng bộ của màn trập tùy theo tốc độ màn trập mà chúng ta thiết lập gồm đồng bộ tốc độ thấp hiện nay thường cho tốc độ tối đa là 1/250” được đánh dấu thêm dấu x trên các vòng xoay tốc độ của máy ảnh Fujifilm, và đồng bộ tốc độ cao thường cho các tốc độ màn trập trên 1/250” tới 1/8000”.
Khi chụp với đồng bộ tốc độ thấp, tấm màn thứ nhất đang đóng sẽ kéo xuống để lộ dần và toàn bộ cảm biến máy ảnh sau đó tấm màn thứ 2 đang mở sẽ kéo xuống để che dần và che hoàn toàn cảm biến để kết thúc tiến trình chụp. Khi chụp với đồng bộ tốc độ cao (HSS), sau khi tấm màn thứ nhất kéo xuống và để lộ một phần cảm biến thì tấm màn thứ 2 cũng được kéo xuống theo sau để che dần cảm biến và tốc độ chụp càng nhanh thì tấm màn thứ 2 càng đi sát tấm màn thứ nhất để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến càng ít.
Ngoài màn trập thông thường, máy ảnh còn cung cấp cho chúng ta một loại màn trập không sử dụng cơ khí được gọi là màn trập điện tử, về cơ bản là cảm biến được cung cấp nguồn để đọc các dữ liệu từng dòng theo thứ tự được ghi nhận trên cảm biến để hở. Việc đọc dữ liệu thứ tự từng hàng pixel trước đây ở màn trập điện tử sẽ chậm hơn những chủ thể có chuyển động nhanh sẽ gây ra hiệu ứng “Rolling shutter” làm méo những chủ thể hoặc một phần chủ thể có chuyển động nhanh đó. Thời gian gần đây, công nghệ Global shutter ra đời với sự hỗ trợ của các thế hệ cảm biến và bộ vi xử lý mới hiện đại hơn đã có khả năng đọc toàn bộ dữ liệu trên cảm biến cùng một lúc và đã giải quyết được vấn đề Rolling shutter này.

   • Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu (dài)!  
   • Chấm dứt tình trạng ảnh chụp bị mờ nhòe  
   • Kỹ thuật & kinh nghiệm chụp ảnh đêm  

0:00 Đặt vấn đề
0:45 Giới thiệu kênh
1:03 Những hiệu ứng tốc độ màn trập
5:11 Cấu tạo và đặc tính của màn trập máy ảnh

#photography #fujifilm #shuttering

Комментарии

Информация по комментариям в разработке