Quang Trung - Nguyễn Huệ: Vị hoàng đế bách chiến bách thắng | Tóm tắt lịch sử Việt Nam

Описание к видео Quang Trung - Nguyễn Huệ: Vị hoàng đế bách chiến bách thắng | Tóm tắt lịch sử Việt Nam

#suluoc #tomtatlichsu #lichsuvietnam #nhatayson #quangtrung #nguyenhue

► Theo dõi Sử Lược tại:
Facebook:   / suluoctomtatlichsu  
Câu Chuyện Lịch Sử:    / @suluoc2  
► Liên hệ quảng cáo qua fanpage Facebook
► Like & Subcribe để theo dõi những video tiếp theo!

------------------------------

Nội dung:
00:00 Khởi nghĩa chống chúa Nguyễn
03:34 Giảng hoà với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn
07:43 Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
13:31 Tiến công chúa Trịnh
16:51 Xung đột với Nguyễn Nhạc
18:12 Lên ngôi hoàng đế & đại phá quân Thanh
33:45 Vua Quang Trung cai trị đất nước
37:43 Nhận định

------------------------------

Quang Trung Hoàng đế (1753 - 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, là một nhà chính trị, nhà quân sự, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa thua một trận nào.
Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá "Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài". Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn. Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ được liệt vào danh sách 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке