Làm chủ bố cục nhiếp ảnh

Описание к видео Làm chủ bố cục nhiếp ảnh

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BỐ CỤC
Bố cục của một tấm ảnh luôn thay đổi khi chúng ta nhìn nó với những góc nhìn (Angle of View - AoV) và trường nhìn (Field of View – FoV) khác nhau. Trong khi góc nhìn (AoV) muốn ám chỉ tới tiêu cự của ống kính ngắn/dài để có những trường nhìn rộng hẹp với cùng một khoảng cách; thì trường nhìn (FoV) muốn ám chỉ tới khoảng cách tới chủ thể (Working Distance – WD) sẽ gần nếu sử dụng tiêu cự rộng/ngắn và ngược lại, khoảng cách cần xa hơn nếu sử dụng tiêu cự dài/tele. Tiêu cự ống kính không chỉ quyết định khoảng cách làm việc mà còn quyết định hiệu ứng tiêu cự theo luật xa gần. Nếu như dải tiêu cự trung bình có góc nhìn giống như mắt người thì dải tiêu cự rộng và siêu rộng sẽ làm cho các yếu tố xung quanh chủ thể có xu hướng xa nhau hơn và kịch tính hơn; và ngược lại, dải tiêu cự tele và siêu tele cho tỉ lệ phóng đại chủ thể lớn và có xu hướng đẩy các yếu tố xung quanh gần nhau hơn. Do đó, chúng ta cần tưởng tượng trước được tấm ảnh với bố cục mong muốn để quyết định lựa chọn tiêu cự ống kính nào phù hợp để chụp.
Bố cục cũng thay đổi khi chúng ta thay đổi vị trí và góc máy. Những người mới thường xuyên chụp ở vị trí ngang tầm mắt với góc ngang giống tầm nhìn bình thường của chúng ta nên ảnh cho cảm giác tự nhiên, quen thuộc nhưng cũng dễ đơn điệu. Với vị trí ngang tầm mắt nhưng chúng ta kết hợp với góc máy cao (tức là nghiêng máy xuống) sẽ mô tả rõ hơn môi trường xung quanh hoặc kết hợp với góc thấp (tức là ngửa máy lên) sẽ khắc họa được sự hùng vĩ hoặc sự quan trọng của chủ thể với hậu cảnh thường là bầu trời. Tương tự như vậy chúng ta có thể phối hợp vị trí máy cao (giơ máy cao hơn đầu người) và vị trí máy thấp (để máy dưới tầm mắt cho tới sát mặt đất) kết hợp với các góc máy ngang, cao hoặc thấp sẽ tạo ra vô số các cách mô tả chủ thể cũng như hiệu ứng khác nhau và cảm xúc cũng hoàn toàn khác biệt.

NHỮNG NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA BỐ CỤC
Trong nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng còn có 7 yếu tố thị giác cơ bản được sử dụng làm nền tảng giúp bố cục trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn với người xem gồm có:
1. Đường nét (line) sẽ tạo ra các bố cục đường dẫn và các loại đường nét khác nhau cũng sẽ tạo ra các phản ứng tâm lý khác nhau.
2. Hình dạng (Shape) có thể tự nhiên hoặc nhân tạo, phẳng (2 chiều) hoặc khối (3 chiều), mang tính đại diện hoặc trừu tượng có thể được sử dụng để kiểm soát cảm xúc trong một bố cục hình ảnh.
3. Hình khối (Form) là thể tích vật lý của một hình dạng và không gian mà nó chiếm, có thể mang tính đại diện hoặc trừu tượng. Để tạo khối trong nhiếp ảnh, chúng ta thường sử dụng các thủ pháp ánh sáng để tạo bóng đổ và chiều sâu không gian cho nhiều chủ đề nhiếp ảnh hoặc sử dụng trường ảnh mỏng để tách chủ thể khỏi hậu cảnh trong chủ đề chân dung.
4. Màu sắc (Color) là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng hay bầu không khí cho một tấm ảnh. Fujifilm đặc biệt hơn bất kỳ hãng máy ảnh nào khác là hãng có lịch sử và danh tiếng toàn cầu về sản xuất phim màu cổ điển và hiện đã đưa 19 giả lập màu phim này vào các máy ảnh kỹ thuật số. Các giả lập nổi tiếng như Classic Chrome hoặc Classic Negative đẹp mê hồn đưa người xem quay ngược thời gian để gợi nhớ và hoài niệm những năm giữa của thế kỷ trước.
5. Không gian (Space) đề cập đến phối cảnh là khoảng cách giữa và xung quanh với tỷ lệ kích thước giữa các hình dạng và chủ thể cũng như cách cảm nhận mối quan hệ của chúng với tiền cảnh hoặc hậu cảnh.
6. Kết cấu chất liệu (Texture) được thể hiện qua chất lượng bề mặt từ thô ráp đến mịn màng của chất liệu mà nó được làm như vân của gỗ, độ sạn của hạt cát, sự bong tróc của bề mặt gỉ sét, sự thô ráp của vải hoặc những kết cấu có hình khối phù du có thể thay đổi như mây, khói, lửa, bong bóng, và chất lỏng. Và hoạ tiết (Pattern) hay mô típ lặp được tạo ra bằng cách lặp lại hoặc vọng lại những yếu tố của một tác phẩm để truyền đi một cảm giác về sự cân bằng, hài hoà, đối lập, nhịp điệu hoặc chuyển động.
7. Sắc độ (Tone) là mức độ sáng tối của một màu sắc, có thể được điều chỉnh để thay đổi tính chất biểu cảm của nó, có thể được dùng để tạo ra độ tương phản giữa sáng và tối; tạo ra ảo giác về hình khối; tạo ra một bầu không khí kịch tính hoặc tĩnh lặng; tạo ra một cảm giác về độ sâu và khoảng cách hoặc tạo ra một nhịp điệu hoặc hoạ tiết trong một bố cục.

Liên kết về bố cục trong nhiếp ảnh
   • 5  yếu tố kỹ thuật để chụp ảnh đẹp hơ...  

0:00 Đặt vấn đề
2:24 Giới thiệu kênh
2:41 Những yếu tố ảnh hưởng tới bố cục
5:17 Những nền tảng cơ bản của bố cục
8:40 Vài lời chia sẻ cá nhân

#photography #fujifilm #djimavic #technical #composition

Комментарии

Информация по комментариям в разработке