Trần Trịnh - Lệ đá - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 203

Описание к видео Trần Trịnh - Lệ đá - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 203

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:

   • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  

Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 203 – Nhạc sĩ Trần Trịnh

1- Cung đàn muôn điệu - Vũ Trung Hiền
2- Chuyện 2 Con Sâu Và Một Chiếc Lá - Connie Kim
3- Hai sắc hoa tigôn - Thanh Thúy
4- Độc huyền - Hương Lan
5- Trái sầu đầy - Bảo Yến
6- Những Nụ Gai Mòn - Quỳnh Giao
7- Muốn quên - Thanh Tuyền
8- Rêu mờ lối xưa (Chung với Đinh Diễm Vị) - Uyên Phương
9- Tiếng hát nửa vời - Nhật Trường
10- Một đóa bâng khuâng màu e ấp – Bảo Yến
11- Biệt khúc - Elvis Phương
12- Tiếng đàn - Vũ Khanh
13- Lệ đá (Lời 1) - Khánh Ly
14- Lệ đá (Lời 2 & 3) – Lệ Thu
15- Vũng tối đầy – Sĩ Phú
16- Nhớ về một mùa xuân - Trường Vũ
***
TRẦN TRỊNH (1937 - 2012)
Nhạc sĩ Trần Trịnh sinh năm 1937 tại Thái Lan. Tên thật của ông là Trần Văn Lượng. Trần Trịnh chào đời tại nước ngoài, nhưng lớn lên ở Hà Nội. Khi mới được 9 tuổi, ông lại theo gia đình vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Là học sinh của trường Lasan Taberd, ông rất ngưỡng mộ một vị giáo sư dạy âm nhạc tên Rémi Trịnh Văn Phước, nên ông đã ghép họ của mình với tên họ của thầy, để tạo nên nghệ danh Trần Trịnh.
Năm mới 14 tuổi, Trần Trịnh đã bắt đầu nuôi dưỡng ý định sáng tác âm nhạc. Sáng tác đầu tay của ông là "Cung đàn muôn điệu" được viết phần nhạc trước. Sau đó ba năm, ông mới hoàn tất phần lời. Ca khúc này được nhà xuất bản An Phú phát hành, và được khá nhiều ca sĩ chọn để trình diễn. "Cung đàn muôn điệu" sau này được chọn làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc, cùng một nhạc phẩm khác cũng của Trần Trịnh là "Chuyến xe về Nam". Trong thời gian tình nguyện làm việc với ban văn nghệ của trung tâm huấn luyện Quang Trung, Trần Trịnh có cơ hội gặp nhạc sĩ Nhật Ngân. Từ đó, hai nhạc sĩ cộng tác chung trong việc sáng tác dưới tên "Trịnh Lâm Ngân". Hai ông đã viết khá nhiều nhạc phẩm với chủ đề quê hương rất nổi tiếng và được ủng hộ nồng nhiệt. Thời kỳ này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại hòa tấu và hợp xướng Đống Đa, trên đài truyền hình THVN, cùng với nhạc sĩ Vũ Thành và ban “Tiếng Tơ Đồng”, là những ban văn nghệ truyền hình nổi tiếng nhất trong giai đoạn đó.
Trần Trịnh lập gia đình với một nữ ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ là Mai Lệ Huyền. Năm 1964, ông quen biết Mai Lệ Huyền trong một dịp tham gia công tác văn nghệ tại Bình Long. Khi ấy, Mai Lệ Huyền là một thành viên của ban văn nghệ tỉnh, do nhạc sĩ Bắc Sơn làm trưởng ban. Gia đình Mai Lệ Huyền thời kỳ này từ Sài Gòn về sinh sống tại Bình Long, vì cha của cô làm chủ một số đồn điền tại đây. Sau khi gặp gỡ, hai người thư từ trao đổi và tình cảm ngày càng gắn bó, đậm đà. Trần Trịnh đã đề nghị với Mai Lệ Huyền về Sài Gòn, để được sống gần nhau. Cô nhận lời và sau một thời gian ngắn, họ đã kết hôn với nhau.
Năm 1995, vợ chồng Trần Trịnh và hai người con lên đường sang Mỹ theo diện ODP qua sự bảo lãnh của người chị ruột của ông. Sau ba tháng sống tại San Francisco với gia đình người chị, gia đình ông quyết định dời xuống Orange county. Sở dĩ ông chọn Orange county để cư ngụ, vì đây chính là nơi người Việt sinh sống rất đông, môi trường phát triển âm nhạc rất tốt, ông có thể tìm được cơ hội để hoạt động tại thủ đô của người Việt tị nạn, và nền âm nhạc vẫn còn có những sinh hoạt mạnh mẽ. Mặt khác, ông cũng muốn tự lực cánh sinh, để làm giảm gánh nặng cho gia đình người chị ruột đã lớn tuổi, và sức khỏe cũng đã suy giảm. Trong thời gian đầu, những hoạt động của ông cũng mang lại lợi nhuận trung bình cho việc mưu sinh, nhờ phụ trách việc hòa âm cho một số trung tâm tại miền Nam California. Nhưng thời gian về sau, khi băng dĩa nhạc từ Việt nam đổ vào thị trường hải ngoại ồ ạt, khiến nhiều trung tâm băng nhạc cũng như các nghệ sĩ gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp phát triển. Trần Trịnh cũng là một trong các nhạc sĩ không còn được trọng dụng nữa.
Năm 2006, Mặc dù không hứng thú lắm trong việc sáng tác, ông lại bất chợt tìm lại được cảm hứng khi được thưởng thức bài thơ "La Dernière Feuille" mà ông từng học thời trung học. Sau đó, ông đã phổ nhạc bài thơ tuyệt tác này. Trong cuộc đời sáng tác của Trần Trịnh, nhạc phẩm "La Dernière Feuille" tức "Chiếc lá cuối cùng" cũng chính là nhạc phẩm sau cùng của ông, vì ông đã vĩnh viễn từ giã cõi đời vào cuối năm 2012. Tuy Trần Trịnh đã về nơi cõi thiên thu, nhưng giòng nhạc trữ tình chất ngất, mượt mà của "Lệ đá", sẽ vẫn mãi mãi là... hương hoa, rót mật cho đời… Và sẽ còn in đậm mãi trong lòng những người yêu nhạc.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке