Dương Thiệu Tước - Bóng chiều xưa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 007

Описание к видео Dương Thiệu Tước - Bóng chiều xưa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 007

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 007 – DƯƠNG THIỆU TƯỚC
1- Đêm ngắn tình dài - Lệ Thu
2- Cánh bằng lướt gió - Mai Hương
3- Khúc nhạc dưới trăng - Mai Hương
4- Đêm tàn bến Ngự - Ngọc Hạ
5- Áng mây chiều - Lệ Thu
6- Ngọc Lan - Kim Tước
7- Bóng chiều xưa - Vũ Khanh
8- Chiều - Khánh Ly
9- Bến xuân xanh - Mai Hương

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, Bắc Việt. Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên đốc học Nam Định.
Khoảng năm 1930, ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis tức là nhóm hoa Lưu Ly, gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Dzoãn Mẫn, Vũ Khánh.
Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại "Bài Tây theo điệu Ta". Phần lớn nhạc của ông lúc đầu đều bằng tiếng Pháp, đó là một trong những thể loại nhạc đầu tiên ở nước ta, và chính nó đã mở ra một hướng mới cho nền tân nhạc Việt Nam.
Những năm đầu của thập niên 1930, ảnh hưởng văn hóa Âu Châu, nhất là của Pháp, lan tràn khắp Việt Nam. Về lãnh vực văn chương có nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Mỹ thuật có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật được mở năm 1926. Về âm nhạc thì các nhạc sĩ Việt Nam thời đó, tuy chịu ảnh hưởng của âm nhạc Pháp, nhưng vẫn cố tìm một đường hướng riêng, trong việc sáng tác một giòng nhạc mới. Giòng âm nhạc mới này được gọi là nhạc “Cải Cách”, sau này đổi thành “Tân Nhạc”.
Dương Thiệu Tước là một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của thế hệ tiên phong. Không chỉ sáng tác nhạc, ông còn sử dụng được nhiều nhạc cụ khác nhau. Thính giả yêu nhạc của Sài Gòn vào những thập niên 1950 - 1960, chắc hẳn không quên tiếng Hạ Uy Cầm ngọt ngào, điêu luyện của người nhạc sĩ tài ba này.
Ông bắt đầu sáng tác rất sớm, vào khoảng đầu thập niên 1930. Trước cả khi Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc, phát động phong trào âm nhạc Cải Cách. Thế nhưng những nhạc phẩm lúc ban đầu ấy của ông thường được đặt lời bằng tiếng Pháp. Mãi đến năm 1936, ông mới bắt đầu sáng tác nhạc lời Việt.
Là người chủ trương soạn nhạc theo âm hưởng Phương Tây, nhưng Dương Thiệu Tước lại có một sự hiểu biết rất vững vàng về âm nhạc dân tộc. Ông còn có khả năng sử dụng đàn Tranh, đàn Bầu một cách điêu luyện. Tất cả những tinh hoa ấy, đã được ông kết hợp một cách tài tình, để soạn thành những ca khúc có âm hưởng Tây Phương, nhưng vẫn giữ được sự đặc thù của âm nhạc dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý:
“Theo tôi, tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Ðể đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.
Dù viết theo thể điệu và đề tài gì, nhạc của Dương Thiệu Tước cũng luôn mang dáng nét trau chuốt, trang trọng. Vì thế, Phạm Duy đã xếp nhạc Dương Thiệu Tước vào loại nhạc "Quý phái", trong âm nhạc Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét chi tiết hơn:
"Trong các ca khúc của Dương Thiệu Tước, tình thường lẫn với cảnh. Người ta không biết ông yêu người hay yêu cảnh hơn? Cũng có thể vì yêu người nên yêu cảnh và ngược lại".
Từ giòng nhạc của Dương Thiệu Tước, người ta thấy thấp thoáng hình ảnh một phụ nữ, người ấy chính là nữ ca sĩ Minh Trang. Trong một lần nữ ca sĩ này ra Hà Nội trình diễn, quen biết Dương Thiệu Tước, đã ở lại trao thân gửi phận một đời. Minh Trang cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm “Ngọc Lan”, một trong những nhạc phẩm hay nhất của Dương Thiệu Tước.
Sau khi hai người thành hôn, Dương Thiệu Tước đã cho ra đời nhạc phẩm “Bóng chiều xưa” do Minh Trang đặt lời, rồi cùng trình tấu trên đài phát thanh Pháp Á. Tưởng cũng cần nói thêm, ngoài tài soạn nhạc, Dương Thiệu Tước còn có khả năng ca hát, khi trình diễn, ông có tên Vân Hải.
Năm 1954 lúc đất nước chia đôi, Dương Thiệu Tước cùng vợ vào Sài Gòn sinh sống. Từ giữa thập niên 1960 qua thập niên 1970 trở đi, ông bớt sáng tác. Ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại đài phát thanh Sài Gòn, đồng thời được mời làm giáo sư dạy Lục Huyền Cầm, tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.
Biến cố năm 1975 đánh dấu một khúc quanh trọng đại, trong sự nghiệp của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Các tác phẩm của ông bị Cộng Sản coi là nhạc lãng mạn, ủy mị nên bị cấm, không cho ai trình diễn. Ông cũng ngưng dậy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Ít lâu sau đó, ca sĩ Minh Trang cùng các con vượt biên qua Mỹ. Ông ở lại Sài Gòn vì không muốn xa quê hương.
Đầu thập niên 1980, ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga, nguyên là một học trò theo học đàn Lục Huyền Cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc nơi ông dậy học. Bà Nga hết lòng lo lắng, chăm sóc cho ông lúc tuổi xế chiều. Ngày 1 tháng 8 năm 1995, ông đã vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 80 tuổi.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке