Hoàng Giác - Mơ Hoa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 045

Описание к видео Hoàng Giác - Mơ Hoa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 045

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 045 – HOÀNG GIÁC
1- Mơ hoa - Vũ Khanh
2- Lỡ cung đàn - Ngọc Hạ
3- Bóng ngày qua - Jo Marcel
4- Ngày đi - Mai Hương
5- Ngày trở lại - Tâm Vấn
6- Ngày về - Elvis Phương
7- Quê hương - Thanh Thúy

Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924, tuổi Giáp Tý, cùng tuổi với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Ông cụ thân sinh ra ông là một người chơi đàn Bầu rất hay, nhưng lại ham mê môn Quyền Anh và từng giữ chức chủ tịch liên đoàn Quyền Anh Bắc Kỳ. Thuở trẻ Hoàng Giác cũng say mê các môn thể thao, chẳng hiểu hoàn cảnh nào đã làm ông quay sang yêu thích âm nhạc.
Đầu năm 1945, khi mới 21 tuổi, ông viết bài hát đầu tiên được nhiều người biết đến, yêu thích nhất trong những sáng tác của ông, đó là bài “Mơ hoa”.
Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm "Mơ hoa”. Khi ấy Hoàng Giác đang ở lứa tuổi đôi mươi. Đã bắt đầu biết mơ mộng, yêu đương. Tình cờ Hoàng Giác quen biết một thiếu nữ, tuổi cô chỉ chừng 15. dáng dấp dễ thương với mái tóc dài buông thả trên bờ vai. Thiếu nữ ấy nhà ở tận mãi Hà Đông, nhưng phải lên Hà Nội để chăm sóc cho bà.
Sau nhiều lần tình cờ gặp nhau, cả hai người “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Hoàng Giác ấp ủ trong tim hình bóng thiếu nữ ấy và có dự định sẽ viết tặng nàng một ca khúc thay cho lời tỏ tình. Thế là “Mơ hoa” ra đời:
Thế nhưng Hoàng Giác chưa kịp trao tặng nhạc phẩm ấy cho người mình thầm yêu trộm nhớ, thì cô gái ấy đã… Bước đi bâng khuâng, muôn ngàn sầu nhớ bóng mờ mờ xa... lên đường trở về Hà Đông, không biết bao giờ mới trở lại. Và rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, gia đình Hoàng Giác sơ tán lên chiến khu Việt Bắc, còn gia đình thiếu nữ ấy không biết sơ tán nơi đâu. Mãi sau này tình cờ biết tin thì cô gái ấy đã lấy chồng. Hình ảnh thiếu nữ ngày xưa ấy vẫn còn thấy thấp thoáng trong ca khúc “Ngày về”, một ca khúc mà Hoàng Giác sáng tác sau này vào khoảng năm 1947.
Nhạc phẩm "Ngày về" của Hoàng Giác đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chọn làm nhạc hiệu cho chương trình "Chiêu Hồi", một chương trình kêu gọi cán binh Cộng Sản quay về với tự do.
Chính sự chọn lựa này đã vô tình đưa gia đình Hoàng Giác vào cuộc sống lầm than cơ cực. Gia đình ông đã bị trù dập và làm khó dễ bởi chế độ Cộng Sản ngoài miền Bắc.
Nhiều người lúc bấy giờ thắc mắc, không hiểu vì sao nhạc phẩm “Ngày về” lại được chọn. Bởi vì lúc ấy Hoàng Giác đang sống ở miền Bắc. Thế nhưng điều này đã chứng tỏ rằng âm nhạc không có biên giới, chẳng khác gì trường hợp nhạc phẩm “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước đã trở thành quốc ca của chế độ miền Nam trước năm 1975.
Năm 1949, Hoàng Giác và Ngọc Bảo cùng thi tài với danh ca ngoại quốc Johnson bằng những ca khúc cải cách thuần túy Việt Nam tại rạp chiếu bóng Edden. Sau cuộc thi đó, nhiều giai nhân mê giọng ca Hoàng Giác. Trong đó, có một cô gái thuộc hàng hoa khôi của Hà Thành lúc bấy giờ.
Đó là là Kim Châu, một cô gái tài sắc vẹn toàn, con một gia đình công chức ở phố Quán Sứ. Sinh trưởng trong một gia đình nho phong nề nếp, sắc đẹp của Kim Châu đã làm biết bao chàng trai ra ngẩn vào ngơ. Thế nhưng trái tim của Kim Châu chỉ rung động sau khi tham dự buổi trình diễn nhạc tại nhà hát Lớn ở Hà Nội, cô gái hoa khôi đường Quan Thánh đã thầm trao gửi tình yêu đến cho tiếng hát, tiếng đàn của người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác.
Và rồi cuối cùng thì họ đã kết hôn, sống hạnh phúc bên nhau. Ở phố Hàng Bạc, nhắc về người dạy nhạc Guitare nổi tiếng, không ai là không biết đến nhạc sĩ Hoàng Giác, cũng như hơn 50 năm về trước nhắc về một người hát hay, đàn giỏi bậc nhất ở con phố này. Thỉnh thoảng có người hỏi ông về thiếu nữ trong nhạc phẩm :Mơ hoa” ngày nào, nhạc sĩ Hoàng Giác mỉm cười cho biết:
"Bà ấy vẫn sống, vẫn duyên dáng đậm đà, vẫn thỉnh thoảng đến thăm vợ chồng tôi như những người thân trong gia đình".
Ông nói rồi trầm ngâm trong khói thuốc. Người nhạc sĩ già có lẽ đang quay về dĩ vãng, sống lại với những ký ức xa xăm của mình.
Có bao nhiêu người yêu thích “Mơ Hoa”? Bao nhiêu cán binh Cộng Sản” đã nhờ ca khúc “Ngày về” đánh động trái tim và quay về với hai chữ “Tự do”? Chắc hẳn ông cũng không biết, và cũng không cần biết. Ông chỉ sáng tác cho riêng mình, những đứa con tinh thần ấy chỉ tình cờ được mọi người yêu thích. Và với ông, như thế cũng đủ hạnh phúc rồi.
Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng “Mơ Hoa,” qua đời vào ngày 14 Tháng Chín, 2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке