Trạng Thái Tâm Bất Động | TL Thích Thông Lạc

Описание к видео Trạng Thái Tâm Bất Động | TL Thích Thông Lạc

TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG

TÂM BẤT ĐỘNG là như thế nào?
Người ta nói cái gì mình
cũng NGHE,
cũng THẤY,
cũng HIỂU,
cũng BIẾT,
cũng TRẢ LỜI
mọi người hết mà nó KHÔNG có cái gì làm cho TÂM MÌNH ĐỘNG, gọi là TÂM BẤT ĐỘNG.


TÂM BẤT ĐỘNG nó không phải là ỨC CHẾ Ý THỨC, hầu hết là mấy con coi chừng lầm cái chỗ này. Nghe nói TÂM BẤT ĐỘNG rồi bắt đầu nghĩ chắc là nó KHÔNG NIỆM KHỞI, không phải, hoàn toàn lầm.

TÂM BẤT ĐỘNG là bao giờ cái ý thức của chúng ta nó cũng có niệm mà NIỆM THIỆN không có NIỆM ÁC.

TÂM BẤT ĐỘNG là như thế nào?
Người ta nói cái gì mình
cũng NGHE,
cũng THẤY,
cũng HIỂU,
cũng BIẾT,
cũng TRẢ LỜI
mọi người hết mà nó KHÔNG có cái gì làm cho TÂM MÌNH ĐỘNG, gọi là TÂM BẤT ĐỘNG.

Phải nhận ra cái chỗ này chứ không khéo mấy con nghĩ vào thất ngồi tu chứ còn không khéo ở ngoài nó động chết thì sao?

Bắt đầu có một người nào họ nói trái ý mình, mình cũng tác ý câu "tâm bất động thanh thản, an lạc vô sự - đây là nhân quả".

Do đó cái tâm con nó sẽ bất động, nó sẽ xả được cái nghiệp của cái người đó nói.

Mình vẫn nghe, vẫn sống chung đụng mọi người hết mà tâm mình vẫn bất động.

Ý mình vẫn hiểu biết, vẫn khởi niệm, vẫn nghĩ cái đúng, cái sai biết hết nhưng mà không để cho tâm bị dao động.

Biết cái đúng, biết cái sai nhưng mà không vì đúng, sai mà dao động tâm gọi là bất động.

Hiểu được vậy mấy con tu mới đúng, không khéo rồi cứ nghĩ vào thất để giữ cái tâm bất động là cái tâm không có niệm là bất động thì đó là sai, hiểu như vậy ức chế tâm.

Như hồi nãy Thầy đã nói, đừng có diệt ý thức, có nghe đức Phật nói: Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp.

Tại sao chúng ta tu theo Đại Thừa để niệm Phật được nhất tâm? Tức là niệm Phật để cái ý thức không khởi niệm đó là pháp môn Tịnh Độ. Còn thiền Tông thì Biết vọng liền buông hay là tu Công án hay Tham thoại đầu để cho ý thức đừng có khởi niệm. Sao lại diệt ý thức của chúng ta trong khi đức Phật dạy: "ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp".

Trong cái nhóm sắc uẩn của chúng ta nó có sáu cái biết, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Ý nó làm chủ của năm cái căn này. Cho nên cái ý nó làm chủ.

Bởi vậy Thầy mới nói "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" thì nó không bị trật, nó dễ bởi vì Thầy nghiên cứu kỹ rồi, thì không khéo hầu hết các Phật tử bây giờ đều chịu ảnh hưởng của Đại Thừa hết rồi. Hễ nói nó tu tâm bất động hoặc là tu nhiếp tâm này kia thì bắt đầu nó lo diệt ý thức nó hết, bởi vì nó chịu ảnh hưởng rồi.

Câu kinh Pháp cú Đức Phật dạy "ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp"- đừng diệt ý, vậy đừng diệt ý thì tu cái ý như thế nào để cho tâm bất động đây?

Vậy thì tu như thế nào để cho tâm bất động: thì khi người ta chửi mình mình không giận đó là tâm bất động chứ không phải diệt cái ý.

Trong cái hoàn cảnh của mình có cái sự gì vui thì mình nói vui thì phải có buồn cho nên không vui gì. Vì vậy, nó giảm bớt cái ý vui của mình đi, nó làm cho giảm lại đi thì đó là nó giữ được cái mức bình thường của con người rất điềm đạm. Vui cũng không cho nó vui nhiều, buồn cũng không cho nó buồn nhiều nó sẽ không buồn.

Thì như vậy cái ý của chúng ta nó dẫn chúng ta từng chút để chúng ta được giải thoát chứ không phải gì hết. Cho nên cái tu của chúng ta tu trong gia đình được; tu ở trong tu viện được.

Tu sinh:
Bạch Thầy, lúc đó cái tâm của mình nó im lặng phải không Thầy?

Trưởng lão:
Bắt đầu bây giờ trong cái sự im lặng, nói chung là trong cái sự tỉnh thức. Mỗi một cái niệm nói khởi ra biết, còn nó im lặng tức là mình biết, tức là mình ức chế ý thức nữa, đâu có được, nó chỉ tỉnh thức thôi.

TRẠNG THÁI TÂM BẤT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Mong Thầy chỉ rõ?

Trong mọi cái hoàn cảnh Tâm Bất Động, mấy con nghĩ khi nó động là nó buồn phiền, nó lo lắng, nó sợ hãi là nó động. Còn cái tâm nó nghĩ cái này, cái kia, nó không buồn phiền, không giận hờn thì nó đâu phải là động - nó là con người bình thường mà.

Ông Phật ông cũng nghỉ, ông cũng bình thường chứ ông không nghỉ ông là gốc cây hay sao, ông tu thành gốc cây? Các con nghĩ ông không khởi niệm, ông không biết gì hết, ông không nghĩ gì, ngồi im phăng phắc như người nhập định thì đó là gốc cây.

Bởi vì hầu hết các pháp trên thế gian này không phải của Phật, mà tu theo ngoại đạo hết, không đúng.

Cho nên cái Tâm Động có nghĩa là
giận hờn,
phiền não,
đau khổ,
lo lắng,
sợ hãi
gọi là Tâm Động.
Còn Tâm bất động là nó nghĩ cái gì nó cũng không bị phiền não, lo lắng sợ hãi thì đó là tâm bất động chứ sao!

Chữ bất động là cái sự khổ đau và cái sự không khổ đau. Cũng tâm chúng ta suy nghĩ cái này cái kia mà nó không khổ đau thì đó là bất động. Còn nó khổ đau thì nó là động. Các con hiểu được, phân biệt được chỗ đó chưa?

---------------------
Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
Bài ghi chép từ pháp âm, Xin nghe tại đường link
   • 050210 2 Luu y khi tu tap Tam Bat Don...  

Links facebook Vĩnh Quảng
https://www.facebook.com/100002693364...
#TinhHoaĐạoĐời, #Tinhhoadaodoi, #VĩnhQuảng

Kính chia sẻ !

Комментарии

Информация по комментариям в разработке