Trịnh Hưng - Lối về xóm nhỏ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 071

Описание к видео Trịnh Hưng - Lối về xóm nhỏ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 071

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 071 – TRỊNH HƯNG
1- Trăng soi duyên lành - Hương Lan
2- Lối về xóm nhỏ - Nhật Trường & Thu Thủy
3- Lúa mùa duyên thắm - Thế Sơn & Như Quỳnh
4- Tôi yêu quê tôi - Hợp ca

Sinh năm 1930, Trịnh Hưng có gốc gác ở Bắc Ninh, thế nhưng khi nghe nhạc của Trịnh Hưng, chúng ta rất dễ dàng tưởng lầm rằng ông là người miền Nam, bởi giòng nhạc Trịnh Hưng mang nhiều âm hưởng, sắc thái của đồng quê Nam bộ. Nhạc sĩ là tác giả ca khúc được nhiều người yêu thích như: “Lối về xóm nhỏ”:
Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá...
Những nhạc phẩm khác của ông như: “Tôi yêu”, “Lúa mùa duyên thắm”, “Tình thắm duyên quê”, “Tiếng ca dân lành”, “Trăng soi duyên lành”... rất được yêu chuộng, bởi lời ca mộc mạc, trong sáng. Tiếng nhạc vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành.
Năm 1945 tới 1953 Trịnh Hưng theo kháng chiến chống Pháp, làm đội phó văn công trung đoàn Thăng Long.
Năm 1954 ông quay về Hà Nội, sau đó di cư vào Nam. Trịnh Hưng bắt đầu sáng tác nhạc từ khoảng năm 1950, nhưng mãi sau năm 1956 những nhạc phẩm của ông mới được thính giả đón nhận. Theo lời ông thuật lại, thì trước năm 1954 ông là văn công ở ngoài Bắc, lúc đó ở ngoài Bắc có đấu tố nhiều quá, những người trí thức đã bỏ về hết, nên ông di cư vào Nam.
Vào miền Nam ông mở lớp dạy đàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng, Sài Gòn. Ông có nhiều học trò, và nhiều người trong số đó đã trở thành ca sĩ nổi tiếng như: Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy. Còn trong giới nhạc sĩ thì có Đỗ Lễ, Trúc Phương cũng là học trò của ông.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Trịnh Hưng tiếp tục dạy nhạc kiếm sống, nhưng người con trai lớn của ông bị bắt đi lính, đẩy qua Cambodia, chỉ được một thời gian ngắn thì con trai ông đào ngũ, sau đó 2 năm đã bị công an bắt được, đánh con ông đến chết.
Bất mãn với chế độ, Trịnh Hưng viết bản nhạc “Ta quyết tâm giết lũ Hồ”, cũng vì bản nhạc ấy mà ông bị tù bắt đi cải tạo 8 năm, từ 1982 đến 1990. Sau khi mãn tù, ông được gia đình bảo lãnh sang Pháp, nơi đây ông đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học hải ngoại .
Năm 2003, nhạc sĩ Trịnh Hưng ra mắt CD “Tôi Yêu” do thư viện Diên Hồng tại Pháp tổ chức để vinh danh ông. Đây có lẽ là CD duy nhất ông ghi âm để thu lại những nhạc phẩm của mình làm kỷ niệm cho con cháu và bạn bè.
Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Hưng còn có tài vẽ hí họa và làm thơ. Trong số những bài thơ của ông, bài được nhiều người biết đến là bài “Một mình”.
Tuy sáng tác không nhiều lắm, nhưng hầu hết những bản nhạc của Trịnh Hưng đều được phổ biến tương đối rộng trong giới yêu nhạc. Thời gian cuối đời, nhạc sĩ Trịnh Hưng mang nhiều chứng bịnh như: Viêm gan, tiểu đường, và ung thư. Vào khoảng tháng 5 năm 2008, nhạc sĩ Trịnh Hưng đã vĩnh viễn ra đi tại Paris Pháp Quốc.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке