Thực hành thiết kế móng đơn, nông cho người đi làm. Phần 3: Diện tích móng toàn công trình | XD&CS

Описание к видео Thực hành thiết kế móng đơn, nông cho người đi làm. Phần 3: Diện tích móng toàn công trình | XD&CS

Video chia sẻ kinh nghiệm thực hành thiết kế móng đơn, nông dành cho người đi làm. Phần 3: Diện tích móng toàn công trình.
Phần trước, tôi đã hoàn thành 2 bước quan trọng là kiểm tra sức chịu tải và kiểm tra độ lún của nền móng được gia cố bằng cọc tràm, dưới móng đơn, nông đó ứng với tải trọng, kích thước móng và hồ sơ địa chất.
Qua kiểm tra, ta thấy sức chịu tải của đất nền trực tiếp dưới đáy móng (đã được gia cố bằng cọc tràm) là không đạt. Nhưng cọc tràm cắm được vào lớp đất tốt. Ta kiểm tra sức chịu tải và kiểm tra độ lún của lớp đất tốt thì đạt.
Theo tôi, phương án móng đào sâu xuống 2,5m rồi đóng cọc tràm dài 4,5m là đạt yêu cầu vì cọc tràm cắm được vào lớp đất tốt.
Tuy nhiên, nếu không an tâm thì các bạn có thể mở rộng thêm đáy móng hoặc tăng mật độ cọc tràm từ 25 cây/m2 lên 36 cây/m2.
Ta mới chỉ tính toán cho vị trí móng 2B. Bây giờ, ta thiết kế toàn bộ các móng khác của công trình.
Nhập tên móng, tải trọng đứng tính toán. Móng nên là móng vuông vì bề rộng của móng càng lớn thì khả năng chịu lực và khả năng chống lún của nền móng càng cao. Tùy vị trí đặc thù mà ta chọn lại kích thước móng phù hợp. Ví dụ chừa khoảng đất để làm hầm tự hoại, móng là lệch tâm cạnh hay lệch tâm góc, các móng quá gần thì làm móng băng, … (Nhưng nên làm móng đơn).
Móng lệch tâm cạnh có ứng suất đáy móng ở cạnh có cột lớn hơn rất nhiều so với cạnh đối diện. Do vậy, cần tăng diện tích móng thêm 20% so với móng đúng tâm để chịu ứng suất cục bộ đó. Video “Móng chân vịt hay chân người cho móng lệch tâm cạnh” đã phân tích là nên thiết kế cạnh ngắn bằng phân nửa cạnh dài. Cạnh ngắn của móng lệch tâm cạnh bằng diện tích móng đúng tâm nhân 1,2 chia 2 và lấy căn bậc 2 kết quả.
Tương tự, ứng suất đáy móng của móng lệch tâm góc ở chân cột lớn hơn rất nhiều so với góc đối diện. Do vậy cần tăng diện tích móng thêm 44% so với móng đúng tâm. Cạnh ngắn của móng lệch tâm góc bằng căn bậc 2 của ô diện tích móng.
Từng móng có thể thay đổi kích thước cho chẵn, phù hợp vị trí, vuông hay chữ nhật, đúng tâm hay lệch tâm,… (nhớ tô đỏ màu chữ).
Sau đó, ta trở lại sheet kiểm tra sức chịu tải và kiểm tra độ lún để kiểm tra lại. Ghi lại độ lún từng móng để kiểm tra độ chênh lún. Tuy nhiên, việc kiểm tra 3 chỉ tiêu này thường đạt, do các công thức kiểm tra phụ thuộc nhiều vào ứng suất đáy móng. Do vậy, khi ứng suất đáy móng bằng nhau kết quả gần như nhau.
Nếu có thời gian thì kiểm tra sơ qua, tổng quan xem tải trên diện tích có sai sót không, dựa vào số tầng, diện tích chịu tải, vị trí, mật độ tường,…
Mong các bạn ủng hộ kênh bằng cách nhấn vào nút đăng ký (subscribe), thích (like), chia sẻ (share) và có thể bình luận (comment) để trao đổi thêm kiến thức và đó là động lực để tôi ra những video khác. Chân thành cảm ơn các bạn!.

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?...
#xây_dựng_và_cuộc_sống #độ_chênh_lún #thiết_kế_móng_nông #móng_chân_vịt #móng_chân_người #móng_lệch_tâm

Комментарии

Информация по комментариям в разработке