Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 086 – PHẠM TRỌNG CẦU
1- Trường làng tôi - Tam ca Áo Trắng
2- Biển sáng - Cẩm Vân
3- Em mãi là 20 tuổi - Thu Phương
4- Đêm lạnh - Quang Tuấn
5- Mùa thu không trở lại - Duy Quang
6- Dáng xuân - Thu Phương
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu còn có biệt danh là Phạm Trọng. Ông là nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste.
Phạm Trọng Cầu sinh tại Nam Vang vào năm 1935. Cha ông là Trắc địa sư Phạm Văn Lạng và mẹ là bà Ðào Thị Ngọc Thư. Cả hai người đều là người Hà Nội, nhưng vì công ăn việc làm, phải chuyển sang sinh sống tại Campuchia.
Năm 1943, gia đình ông hồi hương, cư ngụ tại Sài Gòn. Tại Sài Gòn, mẹ của ông mở một nhà hàng ca nhạc tên Aristo. Cũng từ nơi đây, Phạm Trọng Cầu có dịp gặp gỡ với ban nhạc của Philipine và những ca sĩ, nhạc sĩ đã nổi tiếng như Phạm Duy, Trần Văn Khê…
Trong thời gian gia đình ông tản cư về Biên Hòa, ông học thêm về đàn Mandoline. Sau đó thì cha của ông tham gia vào cuộc kháng chiến. Ông cũng theo chân cha, gia nhập và hoạt động tại vùng Đồng Tháp Mười. Trong giai đoạn này, Phạm trọng Cầu đã sáng tác một nhạc phẩm rất phổ biến, mà hầu như giới học sinh ai cũng biết, đó là bài hát "Trường làng tôi". Khi bài hát được phổ biến tại miền Nam, nhằm dấu tung tích của tác giả, nên ông đã dùng biệt danh Phạm Trọng.
Sau đó quân Nhật thua trận, phải đầu hàng, gia đình ông về lại Sài Gòn. Nhưng rồi lại di chuyển về miền Tây, sinh sống tại Vũng Liêm.
Năm 1948, Phạm Trọng Câu trở về Sài Gòn. Ông tham gia những phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên, học sinh. Trong thời gian hoạt động quân sự, ông bị thương và phải cưa chân. Mẹ ông đã phải tìm cách đưa ông về Sài Gòn để chữa trị.
Phạm Trọng Cầu theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 ông sang Pháp thi vào nhạc viện Paris. Tại đây, ông sáng tác nhạc phẩm nổi tiếng "Mùa thu không trở lại".
Năm 1969, ông về nước và phụ trách giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn. Ông tham gia sinh hoạt tại các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, Sinh Viên Phật Tử Vạn Hạnh…
Năm 1972, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt giam cho đến tháng 4 năm 1975.
Phạm Trọng Cầu sáng tác nhiều ca khúc dành cho các em thiếu nhi. Phong cách sống của ông rất giản dị và người ta thấy rất rõ điều này trong những sáng tác của ông.
Ông cũng là một trong nhóm những người đã hy sinh thời trai trẻ cho công cuộc kháng chiến, nhưng sau này họ lại là những người công kích chính quyền Cộng Sản nhiều nhất và mạnh mẽ nhất. Phạm Trọng Cầu vẫn giữ thái độ bất mãn với chế độ trong những ngày cuối đời cho đến khi từ trần năm 1998, khi mới 63 tuổi.
Nếu loại bỏ những yếu tố chính trị, thì Phạm Trọng Cầu là một nhạc sĩ tài năng. Phạm Trọng Cầu không có đủ điều kiện để tài năng ấy phát triển, nhất là trong lãnh vực nhạc hòa tấu, cho dù ông là một trong số rất ít những nhạc sĩ Việt Nam, tốt nghiệp trường cao đẳng âm nhạc tại Paris. Tất cả những gì ông để lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam là một số nhạc phẩm hòa tấu giá trị nhưng không được phổ biến cho lắm, và trên dưới 30 ca khúc mà đa số chủ đề viết cho quê hương, tuổi trẻ và thiếu nhi.
Về tình ca, ông chỉ sáng tác được vài nhạc phẩm, mà trong đó nổi tiếng nhất là "Mùa thu không trở lại", kết quả của một cuộc tình không đoạn kết. Khi tâm sự về về nhạc phẩm nổi tiếng của mình, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã nói :
"Thời ấy mình có yêu một cô bạn gái có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu vào độ trăng rằm thì cô nàng về nước, để từ đó không bao giờ trở lại Paris nữa. Hôm tiễn đưa nàng đi rồi, mình trở về, bước từng bước như người say rượu, ngang vườn Luxembourg, nhìn thấy những chiếc lá vàng rơi... thế là "Mùa thu không trở lại" được hình thành.”
..."Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại…
Đếm lá úa mùa thu
Đo sầu ngập tim tôi..."
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu là một người lãng mạn, và hẳn nhiên ông không có chỗ đứng trong chế độ Cộng Sản. Không thể nào con người nghệ sĩ, với một ca khúc trữ tình, lãng mạn như "Mùa thu không trở lại" lại có thể sống hạnh phúc trong cái chủ nghĩa phi nhân. Phạm Trọng Cầu có may mắn hơn nhiều người, là đã nhìn thấy rõ bản chất của chủ nghĩa này, trong những tháng ngày cuối của cuộc đời ông.
Информация по комментариям в разработке