Văn Phụng I - Bóng người đi - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 066

Описание к видео Văn Phụng I - Bóng người đi - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 066

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 066 – VĂN PHỤNG 1
1- Chung thủy - Hương Lan
2- Các anh đi - Ngọc Lan
3- Bóng người đi - Ý Lan
4- Lời nhi nữ - Kim Tước
5- Hình ảnh một đêm trăng - Mai Hương
6- Nhớ bến Đà Giang - Phương Hồng Quế
7- Trở về Huế - Nguyễn Hưng
8- Ghé bến Sài Gòn - Hợp ca
9- Bức họa đồng quê - Hợp ca
10- Ca khúc mừng xuân - Mây Bốn Phương

Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam. Giòng nhạc của ông chứa đựng một nhân sinh quan trong sáng, lành mạnh. Nhạc phẩm đầu tay "Ô mê ly" đã như một bước khởi đầu cho hầu hết các sáng tác sau này. Giới yêu nhạc đã nồng nhiệt đón nhận những nhạc phẩm tươi vui, với âm hưởng trẻ trung đầy phấn chấn của ông. Giòng nhạc Văn Phụng mượt mà, đẹp từ những lời nhạc được trau chuốt, gạn lọc, cho đến những cung bậc đằm thắm, sang cả…
Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, chào đời tại Hà Nội năm 1930, trong một gia đình có 8 người con. Sinh trưởng trong giai đoạn mà nền âm nhạc cải cách tức tân nhạc vừa du nhập tới Việt Nam, Văn Phụng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự phát triển này. Từ thuở nhỏ, ông đã chứng tỏ mình có một năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Ông rất may mắn được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng tận tình hướng dẫn.
Năm 15 tuổi, Văn Phụng đã nổi tiếng khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm nhạc phẩm La Pirière D’une Viege tại nhà hát Lớn Hà Nội.
Năm 16 tuổi, Văn Phụng thi đậu tú tài. Thân phụ của ông vốn là một thầy Thông phán, vẫn mong mỏi thấy ông trở thành bác sĩ y khoa, và không chấp nhận cho ông bước vào giới "Xướng ca vô loài". Đây là một trở ngại cho ông trong ý hướng theo đuổi con đường nghệ thuật. Chiều ý cha, ông theo học ngành y, nhưng chỉ vỏn vẹn một năm, ông bỏ học và đi theo tiếng gọi của âm nhạc.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке