Hoài An - Câu chuyện đầu năm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 064

Описание к видео Hoài An - Câu chuyện đầu năm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 064

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 064 – HOÀI AN
1- Câu chuyện đầu năm - Giao Linh
2- Từ miền xa người nghĩ về - Duy Khánh
3- Trước giờ tạm biệt - Hoàng Oanh
4- Ngày xuân thăm nhau - Duy Khánh & Hương Lan
5- Mộng về đêm trăng - Như Hảo
6- Tình lúa duyên trăng - Quang Lê & Ngọc Hạ
7- Dựng một mùa hoa - Như Quỳnh
8- Kỷ niệm nào buồn - Thanh Tuyền
9- Tấm ảnh không hồn - Thiên Trang
10- Tình chết theo đàn - CHế Linh
11- Thiên duyên tiền định - Hùng Cường & Mai Lệ Huyền
12- Tâm sự ngày xuân - Phương Dung

Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi nhân, nhạc sĩ... trong lãnh vực sáng tác. Những nhạc phẩm được sáng tác về chủ đề này tương đối khá nhiều, nhưng công bằng mà nhận xét thì những tuyệt phẩm không có được bao nhiêu! Trong số những nhạc phẩm về mùa xuân được đánh giá cao và phổ biến rộng rãi, không thể bỏ qua "Câu chuyện đầu năm" của Hoài An, sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1960.
Hoài An tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh, sinh năm 1929. Ông còn là tác giả của ca khúc “Tình lúa duyên trăng”, do Hồ Đình Phương đặt lời. Ca khúc này đã một thời gắn liền với tên tuổi của đôi song ca Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết.
Nhạc sĩ Hoài An thỉnh thoảng còn dùng nghệ danh khác là Trang Dũng Phương, và có lẽ ông rất yêu mùa xuân, bởi trong số lượng sáng tác vốn dĩ không nhiều của ông, đã có đến 3 nhạc phẩm viết về xuân. Ngoài “Câu chuyện đầu năm”, ông còn viết “Tâm sự ngày xuân” và “Lộc xuân”.
Giòng nhạc của Hoài An có khuynh hướng nghiêng theo thị hiếu quần chúng lúc bấy giờ, có nghĩa là sáng tác nhạc Thời Trang. Với chủ đề này ông đã đóng góp một số lượng đáng kể như: “Thiên duyên tiền định”, “Trăng về thôn dã” (viết chung với Huyền Linh), “Đừng trách anh”, “Gửi ánh trăng thề”, “Không bao giờ nhạt phai”, “Kỷ niệm nào buồn”, “Thu khóc tình sầu”, “Dựng một mùa hoa”, và phổ biến nhất phải là một nhạc phẩm đã được Phương Dung trình bày rất thành công trong thời gian ấy, đó là “Trước giờ tạm biệt”.
Nhà văn Nguyễn Ðình Toàn đã nhận xét về giòng nhạc Hoài An như sau:
"Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta không phải là ca sĩ chăng nữa. Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, còn một nửa là tình ca.
Hoài An viết về quê hương, về tình cảm rất lãng mạn và trong sáng. Có nhiều người hát những bài ca do ông sáng tác nhưng hoàn toàn không biết tên tác giả, hát vì yêu thích những lời văn mộc mạc và thắm đượm lòng người.”
Sau năm 1975, trong nước xuất hiện một nhạc sĩ trẻ khác cũng có nghệ danh là Hoài An, và hoạt động khá mạnh. Những sáng tác mới sau này của Hoài An trong nước đã tạo nhiều sự ngộ nhận với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoài An trước năm 1975. Chẳng hiểu vô tình hay cố ý, giống như trường hợp của nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả của nhạc phẩm “Hoa Soan bên thềm cũ”, đã bị lẫn lộn với nhạc sĩ sau này trong nước, cũng có tên Tuấn Khanh.
Nhưng cho dù là vô tình hay cố ý, thì sai sót ấy cũng thực sự đáng trách, bởi vì thiết nghĩ khi một nghệ sĩ có ý định bước chân vào lãnh vực sáng tác, họ nên tìm hiểu kỹ càng trước khi chọn một nghệ danh trùng lặp với thế hệ đi trước, để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra về sau. Những chuyện lẫn lộn này không nhiều thì ít cũng làm ảnh hưởng đến thanh danh của những nhạc sĩ như Hoài An, Tuấn Khanh v v...
Nhạc sĩ Hoài An qua đời năm 2012 tại Sài Gòn vì bịnh phổi, hưởng thọ 84 tuổi.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке