Phạm Duy I - Dòng nhạc Tiền Chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 025

Описание к видео Phạm Duy I - Dòng nhạc Tiền Chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 025

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 025 – PHẠM DUY I
1-Cô hái mơ - Mai Hương
2- Bên cầu biên giới - Phi Khanh
3- Bài ca sao - Elvis Phương & Ái Vân
4- Nụ Tầm xuân - Vũ Khanh & Ý Lan
5- Qua cầu gió bay - Elvis Phương & Ái Vân
6- Về miền trung - Quỳnh Giao
7- Quê nghèo - Hương Lan
8- Nhớ người thương binh - Như Mai
9- Xuất quân - Hợp ca
10- Chiến sĩ vô danh - Hợp ca
11- Đêm xuân - Thái Hiền

Khi đề cập những tên tuổi sáng chói trong nền âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy phải là người được nhắc đến đầu tiên. Kể cả về phẩm cũng như lượng, ông đã cống hiến suốt cả cuộc đời mình cho âm nhạc, đã cùng bước đi với nền âm nhạc nước nhà từ lúc còn phôi thai cho đến trưởng thành. Chính thế mà nhiều người yêu nhạc đã không ngần ngại tặng cho ông danh hiệu: “Cây cổ thụ trong làng âm nhạc”.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn, có thể nói là một trong số những nhà văn đầu tiên của nền văn học mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh trai lớn là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, từng là cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp. Người anh kế tiếp là Phạm Duy Nhượng, tuy không nhận mình là nhạc sĩ, nhưng ông là tác giả của nhạc phẩm "Tà áo Văn Quân", một nhạc phẩm khá nổi tiếng, đã được nhiều người biết đến.
Sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy bắt đầu đi học tại trường “Hàng Thùng”, rồi trường “Hàng Vôi”, rất có năng khiếu trong môn học đọc thơ tiếng Pháp ngay từ khi mới 13 tuổi.
Năm 1936, ông vào học ở trường “Thăng Long”. Một trong những người thày dạy học cho Phạm Duy lúc bấy giờ là Võ Nguyên Giáp, còn trong đám bạn cùng lớp có nhà thơ Quang Dũng, tác giả của bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây”.
Năm 1940, ông theo học vẽ tranh tại trường “Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương”, nhưng rồi phát hiện ra mình không có năng khiếu ấy, nên bỏ cuộc và đi vào con đường ca hát.
Năm 1942, Phạm Duy sáng tác nhạc phẩm đầu tay "Cô hái mơ". (Như đã đề cập đến trong bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc).
Năm 1944, ông trở thành ca sĩ hát tân nhạc, đi theo gánh hát cải lương “Đức Huy & Charlot Miều”. Gánh hát này đưa ông đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung, vào Nam, qua nhiều miền trên đất nước. Nhân cơ hội này, ông đã tìm cách phổ biến tân nhạc đến các vùng mình đi qua.
Đây là thời gian mà Phạm Duy đã gọi là “Thời kỳ hát rong”, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn, như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài “Radio Indochine” ở Sài Gòn vào năm 1944.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке