Trúc Phương I - Tình ca quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 210

Описание к видео Trúc Phương I - Tình ca quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 210

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 210 – Trúc Phương 1
Tình ca quê hương

1- Chiều làng em (Sáng tác đầu tay) – Mai Thiên Vân
2- Tình thắm duyên quê – Nguyễn Hưng & Ái Vân
3- Tình thương mái lá – Thanh Tuyền
4- Đường về Bình Tuy – NA
5- Đường chiều cao nguyên – Thanh Tuyền
6- Chín dòng sông hò hẹn – Phi Nhung
7- Quê hương ai nhớ thì về – Phương Dung
8- Chắp tay lạy người – Trường Vũ
9- Mắt chân dung để lại – Hương Lan
10- Sau lưng kỷ niệm – Thanh Thúy

Từng được mệnh danh là ông vua Bolero, nhạc sĩ Trúc Phương đến với giới thưởng ngoạn bằng những ca khúc trữ tình, ngọt ngào một thời của Sài Gòn năm xưa. Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng sinh trưởng tại miền Nam. Ông sinh năm 1939 tại quận Cầu Ngang, Trà Vinh (Vĩnh Bình). Tên thật của Trúc Phương là Nguyễn Thiện Lộc. Ông lập nghiệp tại Gia Định sau khi rời xứ sở, gia đình. Tại đây, ông sinh sống bằng nghề dạy Lục Huyền Cầm. Trúc Phương cũng từng thành lập ban nhạc lưu diễn qua nhiều tỉnh như Long Khánh, Vũng Tàu
Theo những người thân quen, thì Trúc Phương là người ít nói, kín đáo. Ông thường không mấy khi tâm sự về bản thân, nên không ai biết nhiều về cuộc sống, cũng như cơ duyên nào đã thúc đẩy ông trở thành một nhạc sĩ sáng tác. Người ta chỉ biết đại khái là khi mới 19 tuổi, Trúc Phương đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ tại ty thông tin Vĩnh Bình, trước khi lên sinh sống tại Sài Gòn bằng nghề dạy nhạc . Trúc Phương có thể được coi là nhạc sĩ sáng tác thành công nhất trong lĩnh vực nhạc Thời Trang của giai đoạn này. "Thành công" ở đây chỉ nói về phương diện tạo sự nghiệp, tên tuổi, chứ về mặt tài chính, Trúc Phương vẫn không thể dùng những nhạc phẩm của mình để sinh sống thoải mái, giàu có được. Điều này cũng dễ hiểu vì tại Việt Nam trong giai đoạn này, vấn đề tác quyền không được coi trọng, nên các nhạc sĩ dù viết nhạc thành công cũng không thể sống nhờ vào sáng tác, mà còn phải kiếm thêm tiền bằng những nghề khác nữa. Trúc Phương dù đã có một chỗ đứng vững vàng trong giới nghệ sĩ, vẫn phải sống nghèo trong một khu vực ngoại ô tỉnh Gia Định.
Biến cố đau thương tháng 4 năm 1975 xảy ra, đã khiến bao nhiêu người điêu đứng. Trúc Phương giống như đa số những văn nghệ sĩ khác, không có nghề nghiệp nào khác để mưu sinh. Ông phải xoay sở rất vất vả để kiếm cơm qua ngày.
Trúc Phương đã để lại cho đời một di sản quý giá, đó là những sáng tác của ông bắt đầu từ cuối thập niên 1950 cho đến khi ông không còn cơ hội sáng tác nữa. Ngày đất nước lọt vào tay kẻ thù, cũng là ngày những con người nghệ sĩ chân chính như Trúc Phương không còn chỗ đứng. Số phận của ông chuyển hẳn sang một khúc quanh đen tối, để rồi một con người nghệ sĩ phải lang thang vất vưởng, sống đời lang bạt nơi đầu đường xó chợ cho đến khi từ giã cõi đời trong âm thầm, lặng lẽ…

Комментарии

Информация по комментариям в разработке