Nguyễn Văn Tý - Dư Âm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 047

Описание к видео Nguyễn Văn Tý - Dư Âm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 047

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 047 – NGUYỄN VĂN TÝ
1- Dư âm - Elvis Phương
2- Một ánh sao trời - Tô Thanh Phương

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chào đời năm 1925 tại xã Phú Cuờng, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Thân phụ của ông là "Trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát Văn, hát Chèo và hát Ả Đào". Thừa hưởng truyền thống văn nghệ từ gia đình, ông đã để lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam một ca khúc trác tuyệt là "Dư âm", cho đến nay vẫn còn là một ca khúc được giới yêu nhạc ngưỡng mộ và yêu mến.
Khi được hỏi về hoàn cảnh ra đời của "Dư âm". Nhạc sĩ đã kể lại:
"Ngày xưa, khi sáng tác trong nỗi đau tột độ, tôi đã nghĩ, rồi đây mọi thứ trên đời, đến một lúc nào đó sẽ phải mất đi, chẳng còn gì để mà nhớ thương luyến tiếc, nếu có còn lại thì đó chỉ là dư âm của một thời quá khứ mà thôi.
Hồi đó (năm 1949), tôi đang làm trưởng đoàn văn công của sư đoàn 304. Trong kỳ nghỉ phép, một người bạn thân rủ tôi về nhà anh ấy chơi tận Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nhà anh bạn có 2 người chị em gái, chị 22, em 16, mà tôi hồi đó đã 26 tuổi. Hình như ý muốn của anh bạn là cốt để tôi dính cô chị, cho thành anh em.
Thuở ấy, con gái đến tuổi 18 hay 20 mới được phép nói đến chuyện lấy chồng. Cái luật gia phong của ông cha mình là thế, không ai dám cưỡng lại. Vì vậy, người chị 22 tuổi phải ra mắt. Cô em mới 16 tuổi thuộc diện chưa đến tuổi cập kê nên phải tránh đi.
Tôi gặp người chị, và cũng đôi lần trò chuyện, nhưng chẳng thấy có cảm xúc gì. Có lẽ là do cái duyên, cái số. Đến một hôm, chúng tôi đang ngồi cạnh nhau thì cô em gái bất thần xuất hiện, đến sau lưng chị, tì cằm vào ghế chị ngồi, và nhìn tôi với đôi mắt đen tròn lay láy. Ôi! Đôi mắt kỳ diệu đã hút hồn khiến tôi sững sờ, đờ đẫn, rồi lặng im như người mất hồn.
Hôm sau dưới ánh trăng, khi anh bạn cùng tôi uống trà ở ngoài sân, cô em ra ngồi hong tóc ở thềm hoa, cách tôi cái sân rộng. Cô ôm đàn quay lưng lại phía tôi, cô hát gì, tôi không rõ, nhưng có vẻ như say đắm lạ thường. Tôi ra về, mang nặng trong lòng một sự tan vỡ, một… dáng em đang ôm đàn dưới trăng.
Về đến đơn vị, trong lòng tôi cứ vang lên một nét nhạc... đêm qua mơ dáng... Đêm hôm ấy, khi mọi người đã ngủ, tôi xuống bếp khoanh tròn tấm cót cùng với cây đàn và ngọn đèn dầu ngồi viết ‘Dư âm’.
Nhạc phẩm này đã khiến ông bị đoàn thể đem ra kiểm điểm, phê bình vì nội dung của nó quá lãng mạn, ủy mị… làm cho thanh niên thời đó cũng bị lây nhiễm tính tiêu cực, không hợp với hoàn cảnh đất nước thời kỳ chiến tranh dầu sôi lửa bỏng lúc bấy giờ. Sau đó ca khúc bị cấm hát ở miền Bắc, nhưng lại được phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam tự do.
Năm 2004, vừa được 79 tuổi thì ông bị tai biến mạch máu não. Sau đó ông bị liệt nhưng cũng còn may mắn vì ông dần hồi phục. 
“Tôi bây giờ phải nói thật với các bạn là tôi sống khổ, sống rất khổ, thiếu thốn mọi thứ… mà tôi trách cái xã hội. Tôi chỉ sống bằng tình thương cảm của anh em bạn bè… Bạn bè đến thăm tôi, thấy tôi khổ thì có bao nhiêu tiền móc ra cho tôi. Tôi quý những đồng tiền đó lắm. Có điều tôi muốn nói là, tôi nhận thấy không có chế độ nào bẩn thỉu như cái chế độ này. Nó coi người ta như rơm rác, nó không coi con người ra gì cả ”.
Những túng quẫn trong vấn đề mưu sinh đôi lúc làm ông thấy ngượng với chính mình. Ông bảo:
“Nhiều người cứ hỏi tôi thích cái gì, tôi không thích gì cả, chẳng có nhu cầu gì cho mình, tôi chỉ muốn có thêm ít tiền để cho con cho cháu. Nhưng nói ra điều ấy thì mình ngượng quá”.
Thật đáng thương cho một nhạc sĩ tên tuổi của chế độ Cộng Sản, đã được đảng khen ngợi, đã có một cống hiến cho chế độ với những ca khúc đúng với chỉ thị, đã được chế độ ưu đãi hơn nhiều, so với các văn nghệ sĩ khác.
Sau năm 1975, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào sinh sống tại Sài Gòn. Và như thế, ông đã sống một thời gian khá dài nơi đây, nhưng ông vẫn không cảm thấy hội nhập được với dòng sống ồn ào nơi đó. Vào lúc tuổi già bóng xế, ông lại càng cảm nhận được cái quạnh quẽ trong lòng: "Với một người luôn giữ những cái cũ như tôi, ở thành phố này có nhiều khoảng trống lắm”
Nguyễn Văn Tý và một số nhạc sĩ sinh sống ở miền Bắc, đã phải đem hết tâm huyết sáng tác dưới sự chỉ đạo của đảng. Thế nên chỉ còn "Dư âm" để ông đến được với tâm hồn những người yêu nhạc chân chính. 
Từ những lời mượt mà cũng như giai điệu ngọt ngào của "Dư âm", chúng ta có thể xếp Nguyễn Văn Tý vào danh sách các nhạc sĩ chỉ cần với một sáng tác đã trở thành nổi tiếng, và tác phẩm ấy sẽ không bao giờ bị chìm vào quên lãng. Ông qua đời năm 2019 tại Việt Nam hưởng thọ 94 tuổi.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке