Phạm Đình Chương II - Nửa hồn thương đau - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 059

Описание к видео Phạm Đình Chương II - Nửa hồn thương đau - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 059

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 059 - PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG 2
1- Thuở ban đầu - Duy Quang
2- Xóm đêm - Elvis Phương
3- Mầu kỷ niệm - Thanh Lan
4- Khi cuộc tình đã chết - Thái Thanh
5- Mộng dưới hoa - Quang Dũng
6- Đêm cuối cùng - Vũ Khanh
7- Người đi qua đời tôi - Thanh Hà
8- Nửa hồn thương đau - Nhật Trường
9- Cho một thành phố mất tên - Khánh Ly
10- Đêm nhớ trăng Sài Gòn - Trần Thái Hòa
11- Quê hương là người đó - Vũ Khanh
12- Đón xuân - Như Quỳnh

Sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương có thể thấy rõ ràng chia ra làm 2 giai đoạn khác nhau: 
Thời kỳ đầu khi còn thanh xuân, ông sáng tác những tình khúc vui tươi, trong sáng. Nhà báo Phan Lạc Phúc đã nhận xét:
"Phạm Đình Chương trong giai đoạn này mang dáng vẻ của một anh học trò mới lớn, tâm hồn còn trong sáng như gương. Con người, thiên nhiên đều là bạn. Ông có tâm hồn hướng ngoại, vui tươi. Đó là thực chất giòng nhạc của ông trong thời kỳ đầu”.
Thời kỳ thứ hai, giòng nhạc của ông chất chứa đầy những xót xa, đau thương và tủi cực. Hoàn cảnh sống của ông đã đưa ông tới với khuynh hướng sáng tác này, khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc đổ vỡ. Sự tan vỡ từ cuộc tình này, đã khiến ông đem tâm trạng u uất đau đớn của mình, viết lên một giòng nhạc hoàn toàn khác hẳn như  “Ðêm cuối cùng”, “Thuở ban đầu”, “Người đi qua đời tôi”, “Nửa hồn thương đau”…
Trong số những nhạc sĩ thường chọn những bài thơ hay để phổ nhạc, thì có thể nói Phạm Đình Chương là một trong  những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Từ những bài thơ chưa hẳn đã được nổi tiếng, nhưng khi được ông chọn để phổ nhạc, ông đã đem những rung động trong lòng mình, tạo cho bài thơ một linh hồn, một sức sống mới mẻ, khiến sự kết hợp giữa thơ và nhạc trở thành một tác phẩm tuyệt vời, để lời thơ được chắp cánh, thăng hoa  với từng cung bậc chứa chan cảm xúc…
Phạm Đình Chương là người đã tạo nên những kết hợp bất hủ ấy qua các ca khúc như “Ðôi mắt người Sơn Tây”, “Mộng dưới hoa”, “Ðêm nhớ trăng Sài Gòn… Có thể nói dòng nhạc tình của Phạm Đình Chương là những tình khúc tuyệt vời. Cho dù những tình khúc sau thời kỳ hôn nhân tan vỡ của ông có là trái đắng, nó cũng là những tuyệt tác khiến người nghe  cảm nhận được dư vị cay đắng trong từng câu, từng chữ, cũng như qua cung bậc nức nở , nghẹn ngào…
Ngoài nhạc tình, Phạm Đình Chương còn đóng góp cho tân nhạc Việt Nam một bản trường ca rất giá trị là “Hội trùng dương”, viết về 3 con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.
Năm 1991, Phạm Đình Chương từ giã cõi trần tại California, Hoa Kỳ. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Có lẽ cái chết của ông gây nhiều xúc động nhất cho những người biết ông và yêu mến ông. 
Chỉ tồn tại hơn 60 năm trên cõi trần, nhưng những sáng tác của ông để lại thật phong phú, và sẽ mãi là những tác phẩm giá trị trong lòng người yêu nhạc. Trên con đường về nơi cõi khác, mong ông sẽ tìm thấy được hạnh phúc đích thực cho mình, mà không chỉ là những chân trời tím ngắt, đớn đau khi xuôi tay, nhắm mắt:

Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời...

Комментарии

Информация по комментариям в разработке