Cung Tiến - Hoài Cảm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 097

Описание к видео Cung Tiến - Hoài Cảm - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 097

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 97 – Cung Tiến
1- Đôi bờ – Lệ Thu
2- Kẻ ở (Mai chị về) – Lệ Thu
3- Lệ đá xanh – Khánh Ly
4- Đêm hoa đăng – Thanh Lan
5- Mắt biếc – Anh Ngọc
6- Nguyệt cầm – Mai Hương
7- Hương xưa – Duy Trác
8- Hoài cảm – Tuấn Ngọc
9-Thu vàng – Phi Khanh
10-Vang vang trời vào xuân – Camille Huyền

Có tên thật là Cung Thúc Tiến, nhạc sĩ Cung Tiến chào đời tại Hà Nội vào năm 1938. Từ khi còn là một học sinh trung học, Cung Tiến đã bắt đầu học xướng âm và ký âm. Thày dạy của Cung Tiến là hai nhạc sĩ nổi tiếng Thẩm Oánh và Chung Quân. 
Tuy không xem âm nhạc là một sự nghiệp chính trong đời, và không quá đặt nặng đến sự thành đạt trong lãnh vực này, Cung Tiến đã cống hiến cho giới yêu nhạc một số sáng tác giá trị và nổi tiếng như "Hoài cảm", "Hương xưa"…
Cung Tiến rời Hà Nội năm nào, chính xác thì chúng ta không rõ thời gian, nhưng năm 1953, khi ông sáng tác nhạc phẩm đầu tiên là "Thu vàng" , ông đã ở Sài Gòn. Biết bao nhiêu tháng năm dài trôi qua,"Thu vàng" ngày hôm nay vẫn được xem là một ca khúc lãng mạn, trữ tình và chứa đầy chất thơ, là một nhạc phẩm trác tuyệt với một giá trị vượt thời gian. Khi nói về hoàn cảnh ra đời của ca khúc này, Cung Tiến đã tâm sự như sau:
"Đây là ca khúc đầu tiên của tôi viết từ năm 1953, lúc đó tôi 14 tuổi, mới học đệ lục, nó là ca khúc hoàn toàn trữ tình của một học sinh ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu... Riêng với tôi, nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích, tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình."
Từ 1957 đến 1963, Cung Tiến sang Australia để du học. Ông tham dự các khóa học về Dương Cầm, hòa âm... tại nhạc viện Sydney. 
Điều này chứng tỏ rằng Cung Tiến thực sự có một năng khiếu đặc biệt trong lãnh vực sáng tác, vì khi ông có những sáng tác trước đây, rõ ràng trình độ âm nhạc của ông chưa cao lắm, thế mà những sáng tác của ông lại được đánh giá rất cao, và có một vị trí trang trọng trong giòng nhạc tiền chiến thời bấy giờ.
Không chỉ hay ở tiết tấu, âm hưởng, nhạc Cung Tiến còn có một vẻ đẹp trong từ ngữ mà ông rất cẩn thận khi chọn lựa. Giòng nhạc của ông mượt mà, quý phái và để lại một dấu ấn đặc biệt không thể lẫn lộn, trong lòng giới thưởng ngoạn.
Năm 1957, Cung Tiến phổ nhạc bài thơ "Lệ Đá xanh" của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Nhạc phẩm cũng có tên "Lệ đá xanh" này được ông đề tặng nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Đây là một sáng tác có trình độ nghệ thuật cao hơn những nhạc phẩm trước, nó đòi hỏi cả người hát lẫn người nghe một sự hiểu biết về âm nhạc, để có thể cảm nhận được giá trị của nó.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau khi nhận được "Lệ đá xanh" từ Cung Tiến, ông đã mượn câu cuối, "Đôi khi anh muốn tin, ôi những người khóc lẻ loi một mình...", để làm câu kết trong nhạc phẩm "Nửa hồn thương đau" của mình. Nhiều người dạo ấy có thể không biết mối giao tình giữa hai nhạc sĩ, nên hiểu lầm và nghĩ rằng Phạm Đình Chương đã đạo nhạc của Cung Tiến. Thực ra thì đây chỉ là một việc làm chứng tỏ sự quý mến, tâm đắc giữa hai tâm hồn đồng điệu mà thôi.
Trong nghệ thuật sáng tác, Cung Tiến đòi hỏi một sự toàn mỹ. Và ông luôn theo đuổi mục đích vươn lên để hoàn thiện hơn. Vì thế,những nhạc phẩm sau này của ông, thường chỉ được lưu hành trong một số thính giả giới hạn và không được phổ biến cho lắm.
Năm 1997, ca đoàn Dale Warland Singers, đã đặt ông soạn một bản hợp ca nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ca đoàn nổi tiếng quốc tế này. Năm 2003, Cung Tiến đã ra mắt một sáng tác nhạc đương đại "Lơ thơ tơ liễu buông mành" dựa trên một điệu dân ca Quan Họ. 
Cung Tiến là hội viên của hội nhạc sĩ sáng tác ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ. Ngoài sáng tác, Cung Tiến còn viết khá nhiều bài khảo luận và nhận định về nhạc dân gian Việt Nam cũng như nhạc hiện đại Tây phương. 
Trong lãnh vực văn học, những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Cung Tiến cũng đã từng đóng góp những sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn.  
Tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh Đăng Hoàng.
Cung Tiến là một người nổi tiếng và hăng say hoạt động trong nhiều lãnh vực. Trong âm nhạc, dù số lượng sáng tác không nhiều, nhưng những nhạc phẩm của ông đều là những viên ngọc quý, làm phong phú thêm cho kho tàng âm nhạc Việt Nam. 
Cung Tiến sáng tác hoàn toàn cho nghệ thuật, vì nghệ thuật. Đây không phải là điều mà bất cứ nhạc sĩ nào cũng có điều kiện để theo đuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến đã qua đời năm 2022 tại California Hoa Kỳ. Một mất mát lớn của giới yêu nhạc. Cầu chúc nhạc sĩ an nghỉ bình yên trong cõi vĩnh hằng và xin tri ân những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке