Hoàng Nguyên 1 - Tình khúc thời chinh chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 136

Описание к видео Hoàng Nguyên 1 - Tình khúc thời chinh chiến - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 136

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 136 – Hoàng Nguyên 1 (1932 – 1973)
1-Anh đi mai về – Nguyễn Hữu Thiết
2-Anh đi về đâu – Thanh Tuyền & Phương Hồng Quế
3-Đi giữa quê hương – Duy Khánh
4-Gió trăng ngàn – Phương Dung
5-Lá rụng bên song – Lưu Hồng
6-Lời dặn dò – Hà Thanh
7-Lời người ở lại – Thanh Lan
8-Sao em không đến – Thanh Vũ
9-Tôi sẽ về thăm em – Nhật Trường
10-Nước mắt đêm xuân – Giao Linh
11-Tiếng hai đêm – Quang Lê
12-Bài thơ hoa đào – Khánh Ly

Hoàng Nguyên là một trong số những nhạc sĩ nổi tiếng. Ông là tác giả các nhạc phẩm giá trị và rất phổ biến như "Ai lên xứ hoa đào","Cho người tình lỡ"… Trong thời kỳ kháng chiến, ông sáng tác ca khúc đầu tay là "Anh đi mai về". Đây là một ca khúc hào hùng, bi tráng trong giai đoạn này, và được đánh giá như một trong những nhạc phẩm hay nhất lúc bấy giờ. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc. Ông chào đời tại Quảng Trị vào năm 1932. Khi còn thơ ấu, ông học tại trường Quốc Học Huế. Những năm đầu của thập niên 1950, Hoàng Nguyên tham gia vào phong trào kháng chiến. Không lâu sau đó, ông từ bỏ và trở về thành phố. Tại Đà Lạt, Hoàng Nguyên là một giáo sư trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu phố số 4. Hiệu trưởng của trường là thượng tọa Thích Thiện Tân ( anh ruột của thiền sư Thích Nhất Hạnh). Hoàng Nguyên đảm trách môn Việt Văn lớp đệ lục. Thầy Nhất Hạnh dạy Việt văn lớp đệ thất. Nhờ tên tuổi của hai vị giáo sư này, trường Tuệ Quang bỗng trở thành nổi tiếng, thu hút khá nhiều học sinh . Nhờ vóc dáng nghệ sĩ nơi một nhà giáo trẻ trung, với mái tóc bồng bềnh, Hoàng Nguyên trở thành thần tượng cho bao thiếu nữ mới lớn. Huống hồ Hoàng Nguyên còn có một giọng hát trầm ấm, truyền cảm nên đã chinh phục biết bao cảm tình của những tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, và đây cũng là điểm tạo sự chú ý của chính quyền.
Năm 1956, đời sống của Hoàng nguyên bắt đầu có những tai họa xảy đến. Trong một trận bố ráp của chính quyền tại Đà Lạt, khá nhiều giáo sư trong trường Tuệ Quang bị bắt giữ vì đã tham gia hoạt động trong đảng Đại Việt. Tên tuổi của giáo sư Cao Cự Phúc cũng nằm trong danh sách bị bắt này, vì ông có thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp trước kia. Khi ấy, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từ Sài Gòn lên Đà Lạt, để cùng hợp tác với Hoàng Nguyên tổ chức đại nhạc hội. Không may là đêm ấy có khá nhiều truyền đơn chống đối chính quyền rải bên ngoài khu vực trình diễn. Trưởng ty cảnh sát Phạm Trọng Lý vốn đã có thành kiến với Hoàng Nguyên, nên nhân cơ hội này cho nhân viên công lực đến nhà khám xét. Tại đây họ tìm thấy nhiều ca khúc tiền chiến, và ngay cả "Tiến quân ca" của Văn Cao, cũng được Hoàng Nguyên lưu giữ, vì ông rất ái mộ nhạc sĩ này. Hoàng Nguyên bị bắt và lưu đày ra Côn đảo.
Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học tại đại học Sư Phạm Sài Gòn ban Anh Ngữ. Trong thời gian này, ông được sự hỗ trợ từ một thị trưởng tỉnh Phan Thiết tên Phạm Ngọc Thìn. Phu nhân của ông thị trưởng là nữ tài tử Huỳnh Khanh, cô này do mến mộ Hoàng Nguyên nên nhận ông làm em nuôi. Sau đó, nhờ Hoàng Nguyên dạy kèm cho con gái của ông bà là Ngọc Thuận, và đã thành con rể của ông.
Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên khóa 19, trường Bộ Binh Thủ Đức. Khi mãn khóa, Hoàng Nguyên được thuyên chuyển về cục Quân Cụ, dưới quyền chỉ huy của đại tá nhạc sĩ Anh Việt Trần Văn Trọng. Nhạc sĩ Anh Việt giao cho Hoàng Nguyên làm trưởng ban nhạc “Hương Thời Gian”, phần kỹ thuật và hòa âm do Nguyễn Hậu (em ruột của nhạc sĩ Nguyễn Hiền) đảm nhận. Hương Thời Gian xuất hiện trên truyền thanh và truyền hình, đã thu hút khá đông thính giả mộ điệu.
Năm 1973, trong một chuyến công tác bằng xe Jeep, và đã gặp tai nạn tại dốc 47 trên đường đi Vũng Tàu. Hoàng Nguyên vĩnh viễn ra đi để lại vợ và 3 con, khi ông chỉ mới 40 tuổi. Hoàng Nguyên đã sáng tác rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng với giai điệu nhẹ nhàng, và lời ca trong sáng chứa đầy nét trữ tình, duyên dáng... Trong số đó có những ca khúc đã trở thành bất tử như: “Ai lên xứ hoa Đào”, “Bài thơ hoa Đào”, “Tà áo tím”, “Lá rụng ven sông”… Hoàng Nguyên ra đi quá sớm, nhưng những sáng tác của ông vẫn mãi còn ở lại. Có lẽ số phận đã đẩy ông đến một cõi nhân sinh khác, nơi có con đường mà ông vẫn mong chờ, đó là con đường lên… thiên thai.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке