Nguyễn Văn Khánh - Nỗi lòng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 098

Описание к видео Nguyễn Văn Khánh - Nỗi lòng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 098

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 98 – Nguyễn Văn Khánh
01- Thu – Mai Hương
02- Nghệ sĩ với cây đàn – Sĩ Phú
03- Lời thề xưa – Hà Thanh
04- Nỗi lòng – Vũ Khanh
05- Chiều vàng – Hùng Cường

Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, là nhắc đến nhạc phẩm "Nỗi lòng" một sáng tác giá trị và nổi tiếng của ông. Tuy "Nỗi lòng" là một ca khúc được phổ biến khắp nơi, cũng như vẫn còn được bao tiếng hát thành danh trình diễn, nhưng tiểu sử của nhạc sĩ đã viết ca khúc này thì lại rất mơ hồ. Dường như ông sinh vào khoảng năm 1922, và qua đời vào năm 1976. Không ai rõ nguyên quán, cũng như sự nghiệp âm nhạc của ông mặc dù ông đã để lại những nhạc phẩm giá trị như "Nỗi lòng" và "Chiều vàng" cho nền âm nhạc Việt Nam.
Theo nhận định của nhạc sĩ Phạm Duy, ông cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh không soạn nhạc theo âm hưởng Việt Nam, mà nhạc của ông tương tự như thể điệu nhạc Hạ Uy Di. Nhạc sĩ Phạm Duy còn cho rằng những tác phẩm tuyệt diệu của Ðoàn Chuẩn, Từ Linh ra đời dăm ba năm sau đó, đã đi theo đường lối của Nguyễn Văn Khánh mà “Nỗi Lòng” là ca khúc điển hình.
Vào thập niên 1940, tại khu Khâm Thiên, Hà Nội có một cô gái xinh đẹp và nết na, giỏi giang tên Đặng Thị Thuận. Với nhan sắc nổi tiếng khắp vùng, cô được rất nhiều gia đình ngắm nghé để xin cưới cho con trai của họ. Nhưng về phần Đặng Thị Thuận, cô lại chưa quan tâm đến vấn đề lập gia đình, có lẽ do ảnh hưởng của thời đại bấy giờ với những thay đổi lớn lao trong xã hội.
Đây là thời điểm giao mùa giữa nếp sống cũ và một nền văn hóa mới trong xã hội Việt Nam. Nền văn hóa mới này du nhập vào Việt Nam qua nhiều lãnh vực như âm nhạc, thi ca, văn chương… Ngay lập tức, thế hệ thanh thiếu niên vốn vẫn sống trong nề nếp phong kiến, Khổng giáo đã bị ảnh hưởng rất mạnh. Các phong trào xã hội vận động theo Tây học phát triển rất nhanh. Song song là những hoạt động đòi hỏi nữ quyền, xóa bỏ những hạn chế trong một nền luân lý cổ hủ, trói buộc giới phụ nữ vào những áp bức, xiềng xích của chế độ phong kiến dựa trên nền luân lý Nho giáo.
Giới trí thức Việt Nam thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt sự thay đổi như một làn gió mới này. Những thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ với các sáng tác của họ đã thắp lên một ngọn lửa say mê, hưng phấn… làm rung động bao tâm hồn của thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Các thiếu nữ đã chép những bài thơ tình lãng mạn, những nhạc phẩm trữ tình giấu trong sách vở… Hình ảnh của những văn nghệ sĩ tất nhiên cũng được thần tượng hóa, thi vị hóa trong tâm hồn các cô.
Năm 1942, một bà dì của Đặng Thị Thuận làm mai cô cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh. Khi ấy cô đang ở vào lứa tuổi đôi mươi. Thoạt tiên cô đã dửng dưng từ chối. Thậm chí, cô cũng không có được sự tò mò muốn biết mặt người con trai đã đến nhà xin cưới mình. Nhưng sau đó, khi cả gia đình cô ai cũng đồng lòng quyết định chọn.
Mặc dù kết hôn do gia đình sắp đặt, không do tình yêu, nhưng hai vợ chồng cô đã tìm được tình yêu sau hôn nhân. Họ sống rất đầm ấm và thương yêu nhau hết mực. Những cuộc hôn nhân như thế vẫn thường xảy ra trong xã hội Việt Nam thời ấy, và hầu hết đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Khi mới kết hôn, Nguyễn Văn Khánh thường làm việc tại nhà. Ông tạo cho mình một căn phòng riêng, với một không gian riêng. Căn phòng này không xa nhà chính, nó nhỏ bé dưới một gốc cây đa. Thế nên sau này, ông vẫn thường âu yếm gọi nó là "Cái miếu".        
Theo như lời kể lại từ anh Nguyễn Mạnh Phú, là con trai trưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, thì chính ở tại cái miếu đó, năm 1946 Nguyễn Văn Khánh đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay là nhạc phẩm “Thu”, viết cho thân mẫu của anh.
Nhạc phẩm “Nỗi lòng” gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Văn Khánh, dường như cũng được sáng tác trong thời gian ấy.Tuy thế, lại có rất nhiều nguồn tư liệu viết về hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm nổi tiếng này, và chúng lại hoàn toàn khác nhau. Vì thế thật khó kiểm chứng được sự chính xác của chúng. Chính vì vậy, chúng tôi đã không viết lại hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm này. Và nghĩ cho cùng thì có lẽ chuyện đó cũng không thật sự cần thiết. Vì với một "Nỗi lòng" như của Nguyễn Văn Khánh…

Yêu ai, yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta
Đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ
Năm tháng trôi lạnh lùng hoài
Tình đó nhắc nhở luôn đến ta tình ai
Nhớ cả một trời
Tình yêu kia mà lòng nào quên…

Thiết nghĩ với tâm sự ấy của tác giả, có lẽ cũng chính là tâm sự của mỗi một người trong chúng ta khi đang yêu, và chắc chắn những người từng nghe qua “Nỗi lòng” cũng đã có lần cảm nhận và thấm thía. Đó chính là những yếu tố để “Nỗi lòng” và Nguyễn Văn Khánh vẫn còn sống mãi với thời gian.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке