Phạm Thế Mỹ I - Hoa vẫn nở trên đường quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 077

Описание к видео Phạm Thế Mỹ I - Hoa vẫn nở trên đường quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 077

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 077 – PHẠM THẾ MỸ 1
1- Những người không chết - Thanh Lan
2- Bên gối mộng - Hoàng Oanh
3- Buổi chiều quê hương - Giao Linh
4- Hoa vẫn nở trên đường quê hương - Chế Linh
5- Người về thành phố - Kim Ngọc
6- Những ngày xưa thân ái - Duy Quang
7- Rồi sẽ thấy rồi sẽ có - Ánh Tuyết
8- Trăng tàn trên hè phố - DIệp Thanh Thanh
9- Xin mẹ hãy ngủ yên - Thái Châu
10- Đan áo mùa xuân - Phương Hồng Quế

Phạm Thế Mỹ sinh năm 1932 tại An Nhơn, Bình Định. Là em của nhà thơ Phạm Hổ. Ông lấy tên thật làm nghệ danh khi sáng tác.
Năm 1945, ông gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp.
Từ năm 1954 đến năm 1959, ông theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng là một giáo sư dạy âm nhạc và Việt văn. Ông giảng dạy tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh.
Từ năm 1963 đến năm 1964, ông bị chính quyền của tổng thống  Ngô Đình Diệm giam giữ, vì tham gia vào phong trào xuống đường chống đối chính phủ của những nhóm Phật Giáo. Ra tù, ông sáng tác các bài hát như "Hoa vẫn nở trên đường quê hương", "Người về thành phố", "Những người không chết"... được phổ biến trong giới sinh viên học sinh tại Sài Gòn. Nhạc phẩm "Bông hồng cài áo" cũng được sáng tác trong giai đoạn này, lấy ý từ một bài thơ của thiền sư Nhất Hạnh.
Trong lãnh vực tình ca, Phạm Thế Mỹ cũng sáng tác một số ca khúc rất trong sáng, mượt mà từ lời đến giai điệu. Đó là “Áo lụa vàng” và "Tóc mây", hai ca khúc rất phổ biến trong giới học sinh và sinh viên.
Con đường sáng tác âm nhạc của ông khởi sự rất sớm. Bắt đầu khi mới 15 tuổi, Phạm Thế Mỹ đã viết ca khúc “Đường về nhà em”. Nhưng thực sự người ta chỉ biết đến ông khi ông sáng tác nhạc phẩm  “Nắng lên xóm nghèo”.
Năm 1959, ông viết “Bến duyên lành”. Nhạc phẩm này được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước chưa thực sự bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, vì quân đội Cộng Sản Bắc Việt đang trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng, chưa phát động cuộc chiến xâm lăng miền Nam. Thế nên “Bến duyên lành” là một nhạc phẩm chất chứa nội dung thanh bình của một miền quê hương hạnh phúc.
Không lâu sau đó, cuộc chiến bước vào giai đoạn đau thương với bao cảnh tang tóc, ly tán, loạn lạc khắp nơi. Những nhạc sĩ bắt đầu một khuynh hướng sáng tác mới, nói về cuộc chiến và những người tham gia cuộc chiến. Trong đó có những ca khúc mang nặng tính cách thê lương, ai oán từ những mất mát vì chiến tranh. Ngoài ra, còn có thêm một khuynh hướng nhẹ nhàng hơn, chỉ mong mỏi một nền hòa bình trên quê hương đã quá nhiều đổ vỡ, tan nát. Trong số đó thì "Đan áo mùa xuân" của Phạm Thế Mỹ là một nhạc phẩm tiêu biểu.
Từ năm 1970 đến 1975, Phạm Thế Mỹ đảm nhiệm chức trưởng phòng "Văn Mỹ Nghệ" của trường đại học Vạn Hạnh.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке