Đỗ Nhuận - Đoàn lữ nhạc - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 033

Описание к видео Đỗ Nhuận - Đoàn lữ nhạc - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 033

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 033 – ĐỖ NHUẬN
1- Việt Nam quê hương tôi - Hợp ca
2- Du kích sông Thao - Anh Ngọc & Thái Thanh
3- Nhớ chiến khu - Quý Dương
4- Đoàn lữ nhạc - Hợp ca

Nói đến những nhạc sĩ sáng tác với số lượng rất ít, ta phải đề cập đến Đỗ Nhuận. Trong số những tác phẩm hiếm hoi ấy, Đỗ Nhuận đã lưu lại cho chúng ta một nhạc phẩm để đời còn được sử sụng mãi cho đến ngày hôm nay, chúng tôi muốn đề cập đến “Đoàn lữ nhạc”. Đỗ Nhuận trở nên nổi tiếng khá dễ dàng cũng không phải là một điều lạ, bởi ông xuất thân từ Hải Phòng, một địa danh đã tạo nên tên tuổi của những nhạc sĩ lẫy lừng một thời như Văn Cao, Lê Thương, Hoàng Quý... Đỗ Nhuận sinh năm 1922, quê ở Hải Dương. Rồi lớn lên ở thành phố cảng Hải Phòng, đây là nơi cha của ông phục vụ trong đội quân nhạc, với vai trò "lính kèn Tây". Vì ông sinh vào tháng 5 âm lịch, một tháng nhuận, nên ông được cha đặt cho cái tên Đỗ Nhuận. Là một hướng đạo sinh, Đỗ Nhuận đã quen thuộc với những ca khúc của Pháp từ khi ông mới 14 tuổi. Sau đó ông tìm hiểu, học hỏi thêm về âm nhạc dân tộc, và biết sử dụng sáo Trúc, Tiêu, đàn Nguyệt, đàn Tứ, đàn Bầu. Khi phong trào âm nhạc cải cách bước đầu nhen nhúm, Đỗ Nhuận tiếp xúc với tân nhạc, học thêm cách sử dụng các nhạc cụ mới như đàn Guitar, Banjo, kèn Harmonica...
Ca khúc đầu tay của Đỗ Nhuận sáng tác vào năm 1939, khi ông mới 17 tuổi. Đó là nhạc phẩm “Trưng Vương”. Đỗ Nhuận sáng tác ca khúc này nhân ngày kỷ HỒNG PHONG & PHI ANH 95 niệm Hai Bà Trưng ở tỉnh Hải Dương. Nhạc phẩm này có lẽ đã bị thất truyền, không còn nghe ai hát nữa. Khoảng thời gian từ 1940 cho đến 1941, lấy cảm hứng từ lịch sử, ông sáng tác 3 nhạc phẩm “Chim than”, “Lời cha già”, “Đường lên ải Bắc”. Với mục đích trình diễn trong vở ca kịch nói về Nguyễn Trãi. Cũng trong giai đoạn này, Đỗ Nhuận bắt đầu tham gia hoạt động với Việt Minh để chống Pháp.
Đỗ Nhuận không sáng tác tình ca, những nhạc phẩm của ông ít nhiều đều mang mầu sắc chính trị. Trong thời gian chiến tranh, ông có những ca khúc về du kích, cùng nhiều nhạc phẩm khác: “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, “Chiến thắng Điện Biên”, “Tình Việt Bắc”, “Lửa rừng”, “Tiếng hát đầu quân”, “Áo mùa đông”, “Đèo bông Lau”... cùng trường ca bất hủ “Du kích sông Thao”, vẫn được các ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn về sau trình bày. Những người còn nhớ Đỗ Nhuận đã kể lại rằng, vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp ấy, giòng nhạc của Đỗ Nhuận đã là kích thích tố thúc đẩy lòng yêu nước, kêu gọi họ vào chiến khu. Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều Bên đèo tiếng suối reo ngàn thông reo Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều Bên đèo đàn quân reo đạn bay vèo Hôm nay đây vai vác súng Trông mây trắng gió buồn đứng Xa rừng nhớ núi rừng! Ðỗ Nhuận từng được gửi sang Nga, tu nghiệp tại Nhạc Viện Tchaikovsky. Điều này chứng tỏ Đỗ Nhuận có căn bản khá vững chắc về nhạc lý, không như nhiều nhạc sĩ ngày xưa chỉ tự học. Sau khi trở về từ Nga, Đỗ Nhuận sáng tác nhiều nhạc kịch... Nhưng dường như những tác phẩm ấy không để lại dấu ấn nào trong việc tạo nên tên tuổi của ông. Công tâm mà nói, thì ngay cả ở miền Bắc sau này, cũng ít nghe ai hát nhạc Đỗ Nhuận. Có lẽ vì nó mang quá nhiều mầu sắc chính trị, vì thế nên nhạc của ông chỉ thường được người ta sử dụng như một công cụ tuyên truyền cho một chiến dịch nào đó của nhà nước Cộng Sản, và dĩ nhiên những ca khúc ấy khó được phổ biến rộng rãi. Hơn thế nữa, như đã đề cập ở trên, Ðỗ Nhuận không viết một bài tình ca nào. Vì vậy nhạc của ông không thu hút được giới yêu nhạc trong thời bình. Một khi không còn chiến tranh, khói lửa, loạn lạc, không cần phải kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, chống ngoại xâm... thì “Nhớ chiến khu”, “Chiều tù”, “Côn Ðảo”, “Du kích sông Thao”... sẽ phải chìm vào quên lãng. Đó là điều tất nhiên. Nhưng xét cho cùng thì Đỗ Nhuận cũng còn may mắn, bởi trong số những nhạc phẩm khô khan, sắt máu mà ông đã sáng tác, còn có “Đoàn lữ nhạc”, một tác phẩm sống mãi với thời gian. Có thể coi “Ðoàn lữ nhạc” là nhạc phẩm đầu tiên của Việt Nam, được viết theo thể loại du ca. Ra đi khắp nơi xa vời Gió bốn phương kìa gió bốn phương Ào ào cuốn lá rơi Người đi khúc nhạc chơi vơi Gió khắp nơi kìa gió khắp trời Vang vang khúc nhạc say đời… Ngoài sáng tác, Đỗ Nhuận còn viết báo, tham gia phê bình. Dĩ nhiên là viết dưới sự giám sát của đảng Cộng Sản, vì thế những gì ông viết, cũng không thể có một chân giá trị. Đỗ Nhuận mất nǎm 1991 tại Hà Nội. Ông là một người có tài, tiếc thay cái tài ấy không có chỗ phát huy cho đến mức sở trường.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке