Lê Mộng Nguyên - Trăng mờ bên suối - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 073

Описание к видео Lê Mộng Nguyên - Trăng mờ bên suối - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 073

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 073 – LÊ MỘNG NGUYÊN
1- Vó ngựa giang hồ - N/A
2- Nhớ Huế - Hà Thanh
3- Trăng mờ bên suối - Ngọc Hạ
4- Bên dòng sông Seine - Thanh Hoa
5- Ly hương - Đỗ Thu
6- Xuân tươi - Đức Phú

Lê Mộng Nguyên là nhạc sĩ nổi tiếng gốc miền Trung, sinh năm 1930, tại Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên, ông thường dùng tên thật để làm bút danh, nhưng thỉnh thoảng ông còn dùng một bút danh khác là Yên Hà, hoặc Lan Đào .
Không như nhiều nhạc sĩ khác, đam mê âm nhạc và bỏ học để đi theo con đường văn nghệ. Lê Mộng Nguyên học giỏi, rất thành công trên con đường học vấn. Ông là giáo sư, có bằng tiến sĩ Luật, được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại của Pháp. Ông còn có khả năng viết văn và làm thơ.
Khi còn học trung học, trong một cuộc thi văn chương của trường, ông viết một bài về Phan Đình Phùng và đoạt giải thưởng Hoàng Đế Bảo Đại, năm đó ông cũng sáng tác ca khúc đầu tay "Xuân Tươi".
Khi sang Pháp du học, tình cờ ông quen biết một cô gái Pháp tên là Nicole Moulin, và đã hát cho cô ấy nghe bài hát “Trăng mờ bên suối”. Nhiều nguồn dư luận cho rằng cô đã yêu Lê Mộng Nguyên vì ca khúc ấy, thế nhưng cho đến bây giờ cũng chẳng ai hiểu được vì sao một thiếu nữ người Pháp lại hiểu, và yêu được nhạc phẩm này? Chỉ biết rằng năm 1959, cô Nicole Moulin chính thức trở thành bà Lê Mộng Nguyên. 40 năm sau, hai ông bà dù không có con với nhau, vẫn còn say đắm yêu nhau như thuở ban đầu.
Lê Mộng Nguyên không nhận mình là một nhạc sĩ, mặc dù ông sáng tác tương đối khá nhiều, ông chỉ coi việc sáng tác như một lối biểu hiện tâm tình hơn là tìm đối tượng thưởng thức. Đề tài sáng tác của Lê Mộng Nguyên thay đổi theo thăng trầm của cuộc sống, nhưng chủ yếu vẫn là những gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn. Khi còn thanh niên, ông đã viết các ca khúc "Vó ngựa giang hồ", "Một chiều thương nhớ", "Trọng Thủy Mỹ Châu", "Chiều thu", "Mưa Huế", "Hoàng Hoa thôn". Những bản nhạc của ông đều nói lên nỗi buồn nhớ quê hương.
Sau biến cố 1975, ông quyết định ở lại định cư tại Pháp và tiếp tục dạy đại học. Có thể nói ca khúc đã làm nên tên tuổi Lê Mộng Nguyên là bài “Trăng mờ bên suối”, sáng tác năm 1949. Lúc đó, Lê Mộng Nguyên mới có 19 tuổi. Chính ca nhạc sĩ Thu Hồ là người đầu tiên hát bản “Trăng mờ bên suối” trên đài phát thanh Pháp Á năm 1949. Lê Mộng Nguyên tâm sự về nhạc phẩm “Trăng mờ bên suối” như sau:
"Một buổi chiều ở nhà một mình tôi với cây Lục Huyền Cầm, tôi viết vừa nhạc vừa lời song song với nhau, rất mau lẹ từ 20 đến 30 phút là xong, trong một cuốn vở có phân ly (papier millimétré) đầy ký chú những bài học Lý Hóa ở trường Khải Định".
Lời hát của “Trăng mờ bên suối” cổ điển và sang trọng, khá giống với “Suối mơ” của Văn Cao:
Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào…
Tuy được viết vào cuối năm 1949, nhưng “Trăng mờ bên suối” được xem như một ca khúc tiền chiến vì âm hưởng sang cả và nét nhạc êm đềm của nó. Lê Mộng Nguyên hiện giờ (2023) vẫn còn sống và đang định cư tại Pháp.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке